Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau :
- Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nguội thu được 0,672 lít khí.
- Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí.
Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)?
Câu A. 4,96 gam.
Câu B. 8,80 gam.
Câu C. 4,16 gam. Đáp án đúng
Câu D. 17,6 gam.
Hỗn hợp Cu, Fe khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội thì chỉ có Cu phản ứng :
BT e => 2nCu = n NO2 => nCu = 0,5n NO2 = 0,05.0,03 = 0,015 mol
Hỗn hợp Cu, Fe khi tác dụng H2SO4 loãng thì chỉ có Fe phản ứng :
nFe = nH2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol
Khối lượng của Cu và Fe trong A là : m = 2(0,015.64 + 0,02.56) = 4,16 gam.
Chọn C.
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch muối sau: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
- Dùng dd NaCl có sẵn trong phòng thí nghiệm lần lượt cho vào từng mẫu thử trên:
+ Có kết tủa trắng xuất hiện đó là sản phẩm của AgNO3.
PTHH: NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
+ Không có hiện tượng gì là CuSO4 và NaCl
- Dùng dung dịch NaOH có trong phòng thí nghiệm cho vào 2 mẫu còn lại:
+ Mẫu nào có kết tủa đó là sản phẩm của CuSO4.
PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.
+ Còn lại là NaCl.
Hợp chất nào của nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (theo tỷ lệ mol 1: 1) có sản phẩm là Na[Al(OH)4]?
Câu A. Al2(SO4)3
Câu B. AlCl3
Câu C. Al(NO3)3
Câu D. Al(OH)3
Nhỏ từ từ dung dịch vào ống nghiệm riêng biệt đựng
Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học (nếu có)
a) Có kết tủa màu vàng, do :
Khối lượng kết tủa tăng dần và sau đó không đổi.
b) Có kết tủa tăng dần và sau đó không đổi.
c) Không có hiện tượng gì xảy ra.
d) Có kết tủa màu vàng, do :
Khối lượng kết tủa tăng dần và sau đó không đổi.
Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ cần phải dùng 4,48lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol của glucozơ và fructozơ trong m gam hỗn hợp này lần lượt là
nglu + nfruc = nH2 = 0.2 mol;
Fructozơ không phản ứng với dd Br2 ⇒ nglu = nBr2 = 0,05 mol;
⇒ nfruc = 0,15 mol
Cho 3,9 gam kim loại K tác dụng với 101,8 gam nước. Tính nồng độ mol và nồng độ % của chất trong dung dịch thu được. Biết khối lượng riêng của dung dịch đó là 1,056 g/ml.
nK = 3,9/39 = 0,1 mol
Phản ứng: 2K + 2H2O → 2KOH + H2
nH2 = 0,05.2 = 0,1 gam
Khối lượng dung dịch sau phản ứng:
mdd = 3,9 + 101,8 – 0,1 = 105,6 gam
C%KOH = [0,1.56]/105,6 . 100% = 5,3%
Vdd = m/D = 105,6/1,056 = 100 ml = 0,1 lít
CM(KOH) = 0,1/0,1 = 1 M.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/
xoso66Xoilac Tv