Chỉ dùng thêm một hoá chất, nêu cách phân biệt các oxit: K2O, Al2O3, CaO, MgO.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Cho nước vào từng ống nghiệm đã đựng sẵn mẫu thử
Mẫu thử nào tan trong nước là K2O và CaO
K2O + H2O → 2KOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
Mẫu thử không tan là Al2O3 và MgO
Sục khí CO2 vào mẫu thử đã tan trong nước, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là CaCO3, chất ban đầu là CaO
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Mẫu thử không có kết tủa => chất ban đầu là K2O
Cho NaOH dư vào 2 chất rắn không tan trong nước
Chất nào tan ra => chất rắn ban đầu là Al2O3
Al2O3 + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + H2
Chất rắn còn lại không tan là MgO
Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là bao nhiêu?
2AgNO3 (x) -toC→ 2Ag (x) + 2NO2 (x mol) + O2
dd Z: HNO3 x mol
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
Ag dư = x – 3/4x = 1/4x
⇒ %mkhông tan = 25%
Cho 0,04 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,09 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
2nFe <nAg+ <3nFe => Fe và Ag+ đều phản ứng hết
Chất rắn chỉ có Ag (0,09 ) mol => mAg = 9,72 gam
Một dung dịch chứa a mol Na+ , 2 mol Ca2+ , 4 mol Cl , 2 mol HCO3- . Cô cạn dung dịch này ta được lượng chất rắn có khối lượng là bao nhiêu?
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: a + 2 = 4 + 2 => a = 4 mol
Cô cạn: 2HCO3- -toC→ CO32- + CO2 + H2O
nCO32- = 1/2. nHCO3- = 1 mol
mc/rắn = mNa+ + mCa2+ + mCl- + mCO32-
mc/rắn = 2.23 + 2.40 + 4.35,5 + 1.60 = 328 gam
Sử đụng mô hình xen phủ các obitan nguyên tử để giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử: I2, HBr.
- Liên kết hóa học trong I2 được hình thành nhờ sự xen phủ giữa obitan p chứa electron độc thân của mỗi nguyên tử iot.
- Liên kết hóa học trong phân tử HBr được hình thành nhờ sự xen obitan ls của nguyên tử hiđro và obitan 4p có 1 electron độc nguyên tử brom.
Trong giờ thực hành hóa học, một học sinh nhúng một đinh sắt vào dung dịch muối đồng sunfat CuSO4. Sau một thời gian, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch muối. Thanh sắt bị phủ một lớp màu đỏ gạch và dung dịch có muối sắt (II) sunfat FeSO4.
a) Hãy viết phương trình phản ứng.
b) Hãy cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
a) Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
b) Phản ứng trên là phản ứng thế.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip