Chất lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

Đáp án:
  • Câu A. AlCl3.

  • Câu B. Al2(SO4)3.

  • Câu C. NaAlO2.

  • Câu D. Al2O3. Đáp án đúng

Giải thích:

Hướng dẫn giải: A AlCl3 chỉ phản ứng được với dung dịch NaOH: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl. B Al2(SO4)3 chỉ phản ứng được với dung dịch NaOH: Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 ↓ + 3Na2SO4. C NaAlO2 chỉ phản ứng được với dung dịch HCl: NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 ↓ + NaCl. D. Al2O3 vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O; Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O ; → Đáp án D.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho peptit X có công thức cấu tạo: H2N[CH2]4CH(NH2)CO-NHCH(CH3)CO-NHCH2CO-NHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là

Đáp án:
  • Câu A. Glu-Ala-Gly-Ala.

  • Câu B. Ala-Gly-Ala-Lys.

  • Câu C. Lys-Gly-Ala-Gly.

  • Câu D. Lys-Ala-Gly-Ala.

Xem đáp án và giải thích
Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây ?

Đáp án:
  • Câu A. Đun nóng với Cu(OH)2 có kết tủa đỏ gạch.

  • Câu B. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

  • Câu C. Đều tác dụng với dung AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

  • Câu D. Đều tham gia phản ứng thủy phân.

Xem đáp án và giải thích
Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là khí nào?


Đáp án:

Khí có thể thu được khi để đứng bình là những khí nặng hơn không khí, hay có khối lượng mol > 29 g/mol

MCO2 = 12+2.16 = 44 g/mol

MSO2 = 32+2.16 = 64 g/mol

MN2O = 14.2+16 = 44 g/mol

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm CTPT của X
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm CTPT của X


Đáp án:

Gọi CTPT của amin là CxHyN

mkết tủa = mCaCO3 = 6 g ⇒ nCO2 = 6/100 = 0,06 mol

Khí còn lại là N2 ⇒ nN2 = 0,43 mol (Gồm N2 trong không khí và N2 sinh ra do đốt amin)

Đặt số mol amin là a ⇒ nN2 (amin) = a/2 mol ⇒ nN2 (không khí) = 0,43 – a/2 (mol)

Mà trong không khí, nO2 = 1/4 nN2 ⇒ nO2 phản ứng = 1/4. (0,43 – a/2) mol

Bảo toàn Khối lượng ⇒ mH (amin) = 1,18 – 0,06.12 – a.14 = 0,46 – 14a

⇒ nH2O = (0,46 – 14a)/2

Ta có: 2nCO2 + nH2O = 2nO2 ⇔ 2. 0,06 + (0,46 – 14a)/2 = 2. 1/4 (0,43 – a/2)

⇒ a = 0,02 mol ⇒ Mamin = 1,8/0,02 = 59 (C3H9N)

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?


Đáp án:

Khối lượng hỗn hợp ban đầu là m

nO(X) = 0,2968m:16 = 0,01855m (mol)

Vì chỉ thu được muối clorua nên BTNT O: nH2O = nO(X) – nNO = 0,01855m – 0,4

BTKL: mX + mHCl = m muối + m khí + mH2O

=> m + 9,22.36,5 = 463,15 + 0,4.30 + 0,9.2 + 18(0,01855m – 0,4)

=> m = 200 => nH2O = 3,31 mol

BTNT H => nNH4+ = (nHCl – 2nH2 – 2nH2O) : 4 = 0,2 mol

Khí gồm có H2 nên NO3- phản ứng hết

BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4+ => nFe(NO3)2 = (0,4 + 0,2):2 = 0,3 mol

Đặt mol Fe3O4, MgO và Mg lần lượt là x, y, z

mX = 0,3.180 + 232x + 40y + 24z = 200 (1)

mM = 160(1,5x + 0,15) + 40(y + z) = 204,4 (2)

nO(X) = 0,3.6 + 4x + y = 3,71 (3)

=> x = 0,3; y = 0,71; z = 2

=> %mMgO = 0,71.40/200 = 14,2%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…