Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ tím và phenolphtalein trong các khoảng pH khác nhau?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ tím và phenolphtalein trong các khoảng pH khác nhau?


Đáp án:

Chất chỉ thị axit –bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.

Màu của quỳ tím trong các khoảng pH khác nhau:

pH pH ≤ 6 6 < pH < 8 pH ≥ 8
Quỳ Đỏ Tím Xanh

Màu của phenolphtalien trong các khoảng pH khác nhau:

pH pH < 8,3 8,3 ≤ pH ≤ 10
Phenolphtalien Không màu Hồng

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất hữu cơ X bị thủy phân hoàn toàn như sau: X + 2H2O --> 2A + B (A, B là các α-amino axit). Từ 20,3 gam X thu được m1 gam A và m2 gam B. Đốt cháy hoàn toàn m 2 gam B cần vừa đủ 8,4 lít O2 (ở đktc) thu được 13,2 gam CO2 , 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2 (đo ở đktc). Biết B có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Chất A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất hữu cơ X bị thủy phân hoàn toàn như sau: X + 2H2O --> 2A + B (A, B là các α-amino axit). Từ 20,3 gam X thu được m1 gam A và m2 gam B. Đốt cháy hoàn toàn m 2 gam B cần vừa đủ 8,4 lít O2 (ở đktc) thu được 13,2 gam CO2 , 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2 (đo ở đktc). Biết B có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Chất A là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch kali hiđroxit (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic (C17H33COOH) và 3,18 g muối của axit linoleic (C17H31COOH). a)  Tìm công thức cấu tạo có thể có của triglixerit trên. b)   Tính a.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch kali hiđroxit (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic (C17H33COOH) và 3,18 g muối của axit linoleic (C17H31COOH).

a)  Tìm công thức cấu tạo có thể có của triglixerit trên.

b)   Tính a.

 


Đáp án:

a) n C3H5(OH)3 = 0,01mol

X là triglixerit của glixerol với axit oleic và axit linoleic nên có công thức dạng (C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y, với x + y = 3.

Phản ứng của X với KOH :

(C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y + 3KOH → xC17H31COOK + yC17H33COOK + C3H5(OH)3

Từ pt: nC17H31COOK = x.n C3H5(OH)3 = 0,01x mol =  = 0,01 mol

→ x = 1 →y = 2

X có công thức cấu tạo : C17H31COOC3H5(OOCC17H33)2.

b) Ta có : nC17H33COOK = 0,02 mol ⟹  mC17H33COOK = 0,02.320 = 6,4 (g)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có :

a = (0,92 + 6,4 + 3,18)- 0,03.56 = 8,82 (g)

 

 

Xem đáp án và giải thích
Oxi hoá hoàn toàn 0,60(g) một ancol A đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng KOH. Khối lượng bình (1) tăng 0,72g; bình (2) tăng 1,32g. a. Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên bằng phương trình hoá học. b. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của A. c. Khi cho ancol trên tác dụng với CuO, đun nóng thu được một anđehit tương ứng. Gọi tên của A?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hoá hoàn toàn 0,60(g) một ancol A đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng KOH. Khối lượng bình (1) tăng 0,72g; bình (2) tăng 1,32g.

a. Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên bằng phương trình hoá học.

b. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của A.

c. Khi cho ancol trên tác dụng với CuO, đun nóng thu được một anđehit tương ứng. Gọi tên của A?


Đáp án:

a.

nH2O = 0,72/18 = 0,04 mol; nCO2 = 1,32/44 = 0,03 mol

⇒ nH2O > nCO2

⇒ A là ancol no và theo đầu bài là đơn chức

Gọi công thức phân tử của A là CnH2n+2O (n ≥ 1)

b.

CTCT có thể có của A là:

   CH3-CH2-CH2-OH, CH3-CH(OH)-CH3

c.

Khi cho A tác dụng với CuO, đun nóng được một anđehit ⇒ A là Ancol bậc 1

⇒ CTCT của A là: CH3-CH2-CH2-OH (propan-1-ol)

 

 

Xem đáp án và giải thích
Trình bày tính chất vật lí của magie
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất vật lí của magie


Đáp án:

- Magiê là kim loại tương đối cứng, màu trắng bạc, nhẹ.

- Mg có khối lượng riêng là 1,737 (g/cm3); có nhiệt độ nóng chảy là 6480C và sôi ở 10950C.

Xem đáp án và giải thích
M là kim loại thuộc nhóm IIA.Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lit hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5. 1. Tìm kim loại M 2. Tính % thể tích các khí trong A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

M là kim loại thuộc nhóm IIA.Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lit hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5.

1. Tìm kim loại M

2. Tính % thể tích các khí trong A.


Đáp án:

Gọi số mol các chất trong hỗn hợp đầu: M = a mol; MCO3 = b mol.

M + 2HCl → MCl2 + H2 (1)

a                              a (mol)

MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO2 + H2O (2)

b                                      b (mol)

Số mol H2 = 4,48/22,4 = 0,2 nên: a + b = 0,2 (3)

MA = 11,52 .2 = 23 nên hay 2a + 44b = 4,6 (4)

Theo bài: Ma + (M + 60)b = 10,8 (5)

Từ (3), (4), (5) ta tìm được: a = 0,1 mol; b = 0,1 mol; M = 24 (Mg).

%VH2 = 50%; %VCO2 = 50%.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…