Chất àm mất màu brom
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các dãy chất sau: stiren, metyl fomat, anilin, fructozơ, anđehit axetic, axit fomic, phenol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước Br2?

Đáp án:
  • Câu A. 6 Đáp án đúng

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Giải thích:

Chọn A.  Những chất tác dụng với dung dịch brom gồm: - Hidrocacbon: Xiclopropan (C3H6), Anken, Ankin, Ankadien, Stiren…. - Các hợp chất hữu cơ có gốc hidrocacbon không no. - Andehit (-CHO) - Các hợp chất có nhóm chức andehit: Axit fomic, Este của axit fomic, Glucozơ, Mantozơ… - Phenol (C6H5-OH) và anilin (C6H5-NH2) phản ứng thế ở vòng thơm. Vậy có 6 chất thỏa mãn là: stiren, metyl fomat, anilin, anđehit axetic, axit fomic, phenol.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhóm oxi lưu huỳnh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với 3 chất. (2). Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa . (3). Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh. (4). Cu hòa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2. (5). Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3. Số phát biểu sai là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
So sánh tính bazơ của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Sắp xếp các hợp chất sau : metyl amin (I) ; dimetylamin(II) ; NH3(III) ; p-metylanilin (IV) ; anilin (V) theo trình tự tính bazo giảm dần :


Đáp án:
  • Câu A. II > I > III > IV > V

  • Câu B. IV > V > I > II > III

  • Câu C. I > II > III > IV

  • Câu D. III > IV > II > V > I

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO ở nhiệt độ thích hợp. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO ở nhiệt độ thích hợp. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?


Đáp án:

2H2 + O--t0--> 2H2O       (pứ hóa hợp + oxi hóa khử)

4H2 + Fe3O4 --t0--> 4H2O + 3Fe     (pứ thế + oxi hóa khử)

3H2 + Fe2O3 --t0--> 3H2O + 2Fe    (pứ thế + oxi hóa khử)

H2 + PbO --t0--> H2O + Pb         (pứ thế + oxi hóa khử)

Các phản ứng trên đều là phản ứng oxi – hóa khử vì đều có đồng thời sự khử và sự oxi hóa

Xem đáp án và giải thích
Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?


Đáp án:

Phương trình hóa học: H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

Chất rắn ban đầu là CuO có màu đen, sau phản ứng chuyển thành Cu có màu đỏ

Xem đáp án và giải thích
Một học sinh làm thí nghiệm như sau: (1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch. (2). Đun sôi nước. (3).Đốt một mẫu cacbon. Hỏi: a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì? b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái? c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một học sinh làm thí nghiệm như sau:

   (1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch.

   (2). Đun sôi nước.

   (3).Đốt một mẫu cacbon.

   Hỏi:

   a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì?

   b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái?

   c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?


Đáp án:

  a) Sản phẩm mới xuất hiện ở thí nghiệm 1 đó là FeCl2 và H2.

   Và ở thí nghiệm 3 đó là CO2.

   TN1: Fe + HCl → FeCl2 + H2

   TN3: C + O2 → CO2

   b) Đó là TN2, nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

   c) Đó là TN3 do sự cháy xảy ra.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…