Câu hỏi vận dụng lý thuyết vào đời sống
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để rửa mùi tanh của cá mè (mùi tanh của amin), người ta có thể dùng:


Đáp án:
  • Câu A. H2SO4

  • Câu B. HCl

  • Câu C. CH3COOH Đáp án đúng

  • Câu D. HNO3

Giải thích:

Mùi tanh của cá là do các amin tạo nên → Dùng các chất có tính axit nhẹ để trung hòa amin và tạo muối dễ dàng rửa trôi; đồng thời không gây ảnh hưởng đến chất lượng thịt cá → C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt một mẫu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy có 0,32 g brom đã phản ứng. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với lượng dư nước vôi trong, thu được 10 g kết tủa. 1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. 2. Xác định phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than chì.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt một mẫu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy có 0,32 g brom đã phản ứng. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với lượng dư nước vôi trong, thu được 10 g kết tủa.

1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

2. Xác định phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than chì.





Đáp án:

1. Các phương trình hóa học :

C + O2 ---t0---> CO2 (1)

S + O2 ---t0---> SO2 (2)

Khi đi vào dung dịch brom chỉ có SO2 phản ứng :

 (3)

Khí CO2 thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với nước vôi trong : 

 (4)

2. Theo các phản ứng (2) và (3):

 = 2.10-3 (mol).

Khối lượng lưu huỳnh trong mẫu than chì: mS = 200.10-3.32 = 6,4.10-2 (g).

Theo các phản ứng (1) và (4) :

= 0,1 (mol).

Khối lượng cacbon trong mẫu than chì :

mC = 0,1.12 = 1,20 (g).

Phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu than chì :




 

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?


Đáp án:

Cơm chứa một lư­ợng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến n­ước bọt của ngư­ời có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến n­ước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ:

(C6H10O5)n    →       C12H22O11      +     C6H12O6

(Tinh  bột)           (Mantozơ)           (Glucozơ)

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Tìm m?


Đáp án:

Công thức thu gọn của X là CH2=CHCOONH3CH3

CH2=CHCOONH3CH3 (0,1) + NaOH → CH2=CHCOONa (0,1) + CH3NH2 + H2O

mrắn = 0,1.94 = 9,4 gam.

Xem đáp án và giải thích
Nghiền thủy tinh loại thường thành bột, rồi cho vào nước đã có vài giọt phenolphtalin, thì nước sẽ có màu hồng. giải thích và viết Phương trình hóa học phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nghiền thủy tinh loại thường thành bột, rồi cho vào nước đã có vài giọt phenolphtalin, thì nước sẽ có màu hồng. giải thích và viết Phương trình hóa học phản ứng.


Đáp án:

Thành phần của thủy tinh là Na2SiO3 (muối tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu).

Khi nghiền thủy tinh thành bột, rồi cho vào nước, Na2SiO3 bị phân hủy tạo môi trường kiềm. Na2SiO3+2H2O ⇔ 2NaOH + H2SiO3

Xem đáp án và giải thích
Hãy xác định khối lượng và thể tích khí ( đktc) của những lượng chất sau: a) 0,25 mol của mỗi chất khí sau: CH4 (metan), O2, H2, CO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định khối lượng và thể tích khí ( đktc) của những lượng chất sau:

   a) 0,25 mol của mỗi chất khí sau: CH4 (metan), O2, H2, CO2.

   b) 12 mol phân tử H2; 0,05 mol phân tử CO2; 0,01 mol phân tử CO.

   c) Hỗn hợp khí gồm có: 0,3 mol CO2 và 0,15 mol O2.


Đáp án:

a) MCH4 = 12 + 4 = 16 g/mol

   mCH4 = nCH4.MCH4 = 0,25.16 = 4(g)

   mO2 = nO2.MO2 = 0,25.32 = 8(g)

 mH2 = nH2.MH2 = 0,25. 2 = 0,5(g)

   MCO2 = 12 + 16.2 = 44 g/mol

   mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,25.44 = 11(g)

   Ở đktc 0,25 mol của các chất khí đều có thể tích bằng nhau:

   VCH4=VO2=VH2 = VCO2 = 22,4.0,25 = 5,6(l)

   b) mH2 = nH2 .MH2 = 12.2 = 24(g)

   → VH2 = nH2 .22,4 = 12.22,4 = 268,8(l)

   mCO2 = nCO2 .MCO2= 0,05.44 = 2,2(g)

   → VCO2 = nCO2 . 22,4= 0,05.22,4= 1,12(l)

  mCO = nCO .MCO= 0,01.28 = 0,28(g)

   → VCO = nCO .22,4 = 0,01.22,4 = 0,224(l)

   c) mhh = mCO2 + mO2 = (0,3.44) + (0,15.32) = 18(g)

   → VCO = 22,4.(nCO2 + nO2) = 10,08(l)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…