Phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 .
Câu B. Saccarozơ làm mất màu nước brom
Câu C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. Đáp án đúng
Câu D. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Chọn C A. Sai vì Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 B. Sai vì Saccarozơ không làm mất màu dung dịch Brom. Chỉ có Glucozơ và Mantozơ mới làm mất màu dung dịch Brom. C. Đúng D. Sai vì Xenlulozơ có cấu trúc mạch thẳng.
Độ điện li là gì? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu ? Lấy một số thí dụ chất điện li mạnh, chất điện li yếu và viết phương trình điện li của chúng.
* Độ điện li : Độ điện li của một chất là tỉ số phân tử chất tan đã điện li và số phân tử chất tan ban đầu.
* Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
+ Chất điện li mạnh có α = 1 hoặc α% = 100%, gồm có :
- Các axit mạnh : HCl, HBr, HI, HNO3, HClO4, H2SO4,…
HCl → H+ + Cl-;
HNO3 → H+ + NO3-
- Các bazơ mạnh: KOH, NaOH, Ba(OH)2,…
NaOH → Na+ + OH-
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
- Các muối tan: NaCl, K2SO4, Ba(NO3)2,…
K2SO4 → 2K+ + SO42-;
Ba(NO3)2→ Ba2+ + 2NO3-
* Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
+ Chất điện li yếu có α < 1 hoặc α% < 100%, gồm có:
- Các axit yếu: HF, H2CO3, H2SO3, H2S, H3PO4, CH3COOH,…
CH3COOH ↔ CH3COO- + H+
- Các bazơ yếu: NH3, Al(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2,…
Zn(OH)2 ↔ Zn2+ + 2OH-
Biết rằng thành phần chủ yếu của xăng dầu là hiđrocacbon.
a) Vì sao xăng dầu phản được chứa trong các bình chứa chuyên dụng và phải bảo quản ở nơi những kho riêng?
b) Vì sao tàu chở dầu khí bị tai nạn thường gây ra thảm họa cho một vùng biển rộng.
c) Vì sao khi các chi tiết máy hoặc đồ dùng bị bẩn dầu mỡ người ta thường dùng xăng hoặc dầu hỏa để lau rửa?
d) Vì sao khi bị cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập?
a) Xăng, dầu, dễ bay hơi và rất dễ gây ra phản ứng nổ nên phải bảo quản trong bình chứa chuyên dụng ở những kho riêng.
b) Dầu không tan trong nước bị tác thành từng lớp nổi lên mặt nước do tác động sóng biển và thủy triều váng dầu trôi đi rất xa, thấm qua sa màng tế bào sinh vật sống trên biển, gây hủy hoại môi trường biển ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển.
c) Dầu là hỗn hơp hiđrocacbon dễ bị hòa tan trong dung môi xăng cũng là hỗn hợp hiđrocacbon. Vì vậy đồ dùng bị bẩn dầu mỡ người ta thương dùng xăng hoặc dầu hỏa để lau rửa.
d) Xăng dầu cháy không nên dùng nước dập vì xăng dầu vừa nhẹ hơn nước vừa không tan trong nước. vì vậy khi xăng dầu cháy mà dùng nước sẽ làm cho xăng dầu loãng ra, tiếp xúc với không khí nhiều hơn, làm cho cháy lớn và cháy rộng hơn.
Câu A. β-amino axit.
Câu B. este.
Câu C. α-amino axit.
Câu D. axit cacboxylic.
Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học
- Dụng cụ: 3 Ống nghiệm.
- Hóa chất: amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.
- Tiến hành thí nghiệm: Như sgk.
- Hiện tượng: Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.
+ Phân đạm amoni sunfat: Ống nghiệm có khí thoát ra mùi khai chứa dd (NH4)2SO4.
2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
+ Phân kali clorua và phân supephotphat kép:
Ở ống nghiệm có ↓trắng => dd KCl
Ống nghiệm không có ↓ => dd Ca(H2PO4)2
AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3
Ag+ + Cl- → AgCl↓
Trường hợp nào sau đây tạo sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic
Câu A. HCOOCH=CH-CH3 + NaOH ---t0--->
Câu B. HCOOC(CH3)=CH2 + NaOH ---t0--->
Câu C. CH2=C(CH3)COOH + NaOH ---t0--->
Câu D. HCOOCH2CH=CH2 + NaOH ---t0--->
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet