Cho các tính chất sau: (1) tan dễ dàng trong nước lạnh; (2) thủy phân trong dung dịch axit đun nóng; (3) tác dụng với Iot tạo xanh tím. Tinh bột có các tính chất sau:
Câu A. (1), (3)
Câu B. (2), (3) Đáp án đúng
Câu C. (1), (2), (3)
Câu D. (1), (2)
Tinh bột có các tính chất sau: (2), (3)
Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?
Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học :
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần.
Ngâm một cái đinh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu.
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Theo phương trình: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Cứ 1 mol Fe (56 gam) tác dụng với 1 mol CuSO4 → 1 mol Cu (64 gam).
Khối lượng đinh sắt tăng: 64 – 56 = 8 (gam)
Thực tế khối lượng đinh sắt tăng 0,8 (gam)
Vậy nCuSO4 phản ứng = 0,8/8 = 0,1(mol) và CMCuSO4 = 0,1/0,2 = 0,5M
Chỉ dùng thêm 1 hóa chất, hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hóa học để giải thích.
a) Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.
b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3.
c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.
a. Nhận biết Al, Mg , Ca, Na
- Cho nước vào 4 mẫu thử:
+ Mẫu kim loại tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt là Na
+ Mẫu kim loại tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục là Ca
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
+ Hai mẫu thử không tan trong nước là Al và Mg
- Hai kim loại không tan trong nước ta cho dung dịch NaOH vào, kim loại nào phản ứng có khí bay ra là Al, còn lại là Mg
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
b. Nhận biết các dung dịch NaCl, CaCl2, AlCl3
Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu thử:
+ Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan là : AlCl3.
+ Mẫu thử nào dung dịch có vẩn đục là CaCl2
+ Mẫu thử nào dung dịch trong suốt là NaCl.
PTHH:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
CaCl2 + 2NaOH → Ca(OH)2 + 2NaCl
c. Nhận biết các chất bột CaO, MgO, Al2O3
Cho nước vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào tan trong nước là CaO, hai mẫu thử không tan trong nước là MgO và Al2O3
CaO + H2O → Ca(OH)2
Lấy Ca(OH)2 ở trên cho vào 2 mẫu thử không tan trong nước. Mẫu thử nào tan ra là Al2O3, còn lại là MgO
Ca(OH)2 + Al2O3 → Ca(AlO2)2 + H2O
Viết phương trình phản ứng hoá học của phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau:
(polibutađien hay còn gọi là cao su buna)
Phương trình phản ứng:
2CH4 -làm lạnh nhanh, 1500oC→ C2H2
2C2H2 -NH4Cl, CuCl2→ CH ≡ C - CH = CH2
CH ≡ C - CH = CH2 + H2 -Pb, to→ CH2 = CH - CH = CH2
nCH2 = CH - CH = CH2 -to, P, Na→ (CH2 - CH = CH - CH2)n (Cao su buna)
Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là.:
Câu A. 0,095 mol
Câu B. 0,090 mol.
Câu C. 0,12 mol.
Câu D. 0,06 mol
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
error code: 525