Câu hỏi lý thuyết về tác nhân gây mưa acid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là


Đáp án:
  • Câu A. SO2 và NO2 Đáp án đúng

  • Câu B. CH4 và NH3

  • Câu C. CO và CH4

  • Câu D. CO và CO2.

Giải thích:

Chọn A Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là: SO2 và NO2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy điền những cụm từ cho dưới đây vào các chỗ trống trong các câu sau: a) Phân tử hiđrocacbon no chỉ có các … (1) … bền vững, vì thế chúng … (2) … ở điều kiện thường. Trong phân tử … (3) … không có … (4) … đặc biệt nào, nên khi tham gia phản ứng thì thường tạo ra … (5) … sản phẩm. A: hiđrocacbon no B: tương đối trơ C: liên kết δ D: trung tâm phản ứng b) Ở … (6) … có những … (7) …, đó là những … (8) …, chúng gây nên những … (9) … cho iđrocacbon không no. A: trung tâm phản ứng B: hiđrocacbon không no C: phản ứng đặc trưng D: liên kết π C) Ở vòng benzen, 6 electron p tạo thành … (10) … chung, do đó bền hơn các … (11) … riêng rẽ, dẫn đến tính chất đặc trưng của … (12) … là: tương đối …(13)…, khó cộng, bền vững đối với tác nhân oxi hoá. A: liên kết π B: hiđrocacbon thơm C: hệ electron π liên hợp D: dễ thế
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền những cụm từ cho dưới đây vào các chỗ trống trong các câu sau:

a) Phân tử hiđrocacbon no chỉ có các … (1) … bền vững, vì thế chúng … (2) … ở điều kiện thường. Trong phân tử … (3) … không có … (4) … đặc biệt nào, nên khi tham gia phản ứng thì thường tạo ra … (5) … sản phẩm.

A: hiđrocacbon no

B: tương đối trơ

C: liên kết δ

D: trung tâm phản ứng

b) Ở … (6) … có những … (7) …, đó là những … (8) …, chúng gây nên những … (9) … cho iđrocacbon không no.

A: trung tâm phản ứng

B: hiđrocacbon không no

C: phản ứng đặc trưng

D: liên kết π

c) Ở vòng benzen, 6 electron p tạo thành … (10) … chung, do đó bền hơn các … (11) … riêng rẽ, dẫn đến tính chất đặc trưng của … (12) … là: tương đối …(13)…, khó cộng, bền vững đối với tác nhân oxi hoá.

A: liên kết π

B: hiđrocacbon thơm

C: hệ electron π liên hợp

D: dễ thế


Đáp án:

a) Liên kết δ/ tương đối trơ/ hidrocacbon no/ trung tâm phản ứng/ nhiều.

b) Hidrocacbon không no/ liên kết π/ trung tâm phản ứng/ phản ứng đặc trưng.

c) Hệ electron π liên hợp/ liên kết π/ hiđrocacbon thơm/ dễ thế.

Xem đáp án và giải thích
Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên: a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó? b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó? c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao? d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:

a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?

b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?

c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?


Đáp án:

a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2

b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl

c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3

PTHH: CaCO3 --t0--> CaO + CO2

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 224,0 ml CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100,0ml dung dịch kali hidroxit 0,200 M. Tính khối lượng của những chất có trong dung dịch tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 224,0 ml CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100,0ml dung dịch kali hidroxit 0,200 M. Tính khối lượng của những chất có trong dung dịch tạo thành.


Đáp án:

nCO2 = 0,01 mol

nKOH = 0,02 mol

Ta có tỉ lệ: nKOH/nCO2 = 2

⇒ Phương trình tạo muối trung hoà

    CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

⇒ Dung dịch sau phản ứng có

mK2CO3 = 0,01.138 = 1,38 g

Xem đáp án và giải thích
Chất lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 1

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là sự lai hóa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là sự lai hóa?


Đáp án:

Sự lai hóa obitan nguyên tử là sự tổ hợp “trộn lẫn” một số obitan trong một nguyên tử để được từng ấy obitan lai hóa giống nhau nhưng định hướng khác nhau trong không gian.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…