Trong số các chất sau: xelulozơ, saccarozơ, frutozơ, glucozơ. Số chất khi thủy phân đến cùng chỉ thu được glucozơ là:
Câu A. tinh bột xenlulozơ Đáp án đúng
Câu B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ
Câu C. xenlulozơ, fructozơ, saccarozơ
Câu D. Tinh bột, saccarozơ
Chọn A. Các cacbohiđrat khi thủy phân đến cùng chỉ thu được glucozơ là: Tinh bột, xenlulozơ và mantozơ. - Thủy phân mantozơ: C12H22O11 + H2O --H+--> 2C6H12O6 (glucozơ); - Thủy phân tinh bột, xenlulozơ: (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6.
Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào?
Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa năm dung dịch chứa ion: NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2:
• Cho dung dịch NaOH vào dd NH4Cl có hiện tượng thoát khí mùi khai.
PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
• Cho dung dịch NaOH vào dd MgCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2
MgCl2 + NaOH → NaCl + Mg(OH)2
• Cho dung dịch NaOH vào dd FeCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng xanh Fe(OH)2 bị hóa nâu trong không khí ( tạo Fe(OH)3 )
FeCl2 + NaOH → NaCl + Fe(OH)2
Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3
• Cho dung dịch NaOH vào dd AlCl3 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 rồi tan trong kiềm dư.
AlCl3 + NaOH → NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
• Cho dung dịch NaOH vào dd CuCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa xanh lơ Cu(OH)2
CuCl2 + NaOH → NaCl + Cu(OH)2
Chỉ số axit của một loại chất béo chứa tristearin và axit béo stearic trong đó có 89% tristearin bằng bao nhiêu?
Giả sử trong 1g chất béo có 0,89g tristearin còn 0,11g axit stearic
⇒ nKOH = 0,11 : 284 = 0,00038mol
⇒ mKOH = 0,00038. 56 = 0,02169g = 21,69mg
Tức là chỉ số a xit là 21,69.
Mưa axit chủ yếu là do những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí triệt để. Đó là những chất nào?
Trong công nghiệp sản xuất axit H2SO4, phân lân sinh ra lượng đáng kể SO2; sản xuất phân đạm sinh ra NO2 (hoặc NO sau đó gặp không khí chuyển thành NO2). Các khí này gặp mưa tạo thành axit.
Kim loại nhôm và kim loại sắt có những tính chất hóa học nào giống nhau và khác nhau ? Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ.
Những tính chất hoá học giống nhau : Nhôm, sắt có những tính chất hoá học của kim loại, như :
- Tác dụng với phi kim tạo oxit hoặc muối.
- Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng) giải phóng khí hiđro ; Nhưng không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.
- Tác dụng với dung dịch của một số muối.
Những tính chất hoá học khác nhau.
- Al tan trong dung dịch kiềm, Fe không tan trong dung dịch kiềm.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
- Al tác dụng với các chất tạo hợp chất trong đó Al có hoá trị duy nhất là III, Fe tác dụng với các chất tạo hợp chất trong đó Fe có hoá trị II, hoá trị III. (Các phương trình hoá học học sinh tự viết).
- Al là kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn Fe :
2Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3
Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Tìm V?
nBa(OH)2 = nNaOH = 0,2; nBaCO3 = 0,1
Trường hợp 1: CO2 hết, Ba(OH)2 dư ⇒nCO2 = nBaCO3 = 0,1 ⇒ V = 2,24 lít
Trường hợp 2: CO2 hết, Ba(OH)2 hết
⇒ nCO2 = nOH- - 0,1 = 0,6 - 0,1 = 0,5 ⇒ V = 11,2 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB