Hỗn hợp X gồm 2 chất A, B mạch hở, đều chứa các nguyên tố C, H, O và đều không tác dụng Na. Cho 10,7g hh X tác dụng vừa đủ NaOH rồi cô cạn sản phẩm thu được phần rắn gồm 2 muối natri của 2 axít đơn chức no đồng đẳng liên tiếp và phần hơi bay ra chỉ có một rượu E duy nhất. Cho E tác dụng với Na dư thu được 1,12lít H2 (đktc). Oxi hoá E bằng CuO đun nóng và cho sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng gương.
a) Tìm CTCT của E biết dE/KK= 2
b) Tìm CTCT A, B biết MA < MB
a. ME = 29.2 = 58
Oxi hoá E bằng CuO đun nóng và cho sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng gương ⇒ E là ancol bậc 1.
⇒ E: C3H6O : CH2=CH-CH2OH (rượu allylic)
b. Theo bài ra A, B là 2 este đơn chức, đồng đẳng liên tiếp: RCOOC3H5
nX = nrượu= 2nH2 = 0,1 ⇒ MX= 10,7/0,1 = 107 ⇒ R = 22
⇒ A: CH3COOCH2-CH=CH2 và B: C2H5COOCH2-CH=CH2
Amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N là 40,45%; 7,86%; 15,73%, còn lại là oxi, và công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của X.
%O = 100% - (40,45% - 7,86% - 15,73%) = 35,96%
Công thức của X là CxHyOzNt
Ta có tỉ lệ:
Ta có tỉ lệ: x : y : z : t = 3 : 7 : 2 : 1
Công thức đơn giản : (C3H7O2N)n.
Vì công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nên
Công thức phân tử C3H7O2N
Công thức cấu tạo CH3-CH(NH2)-COOH Axit α-aminopropinoic (alanin)
Câu A. Thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu B. Với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu C. Với dung dịch NaCl.
Câu D. AgNO3 trong dung dịch NH3.
Một loại khí thiên nhiên chứa về thể tích. Tính thể tích không khí cần để đốt cháy hoàn toàn khí đó (các thể tích khí đo ở cùng nhiệt độ và áp suất).
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là gì?
Đặt CTPT của X là CxHyOz
MX = 2.44 = 88;
nCO2 = 0,2 mol
nH2O = 0,2 mol
nX = 0,05 mol
Bảo toàn nguyên tố C: 0,05x = 0,2 ⇒ x = 4
Bảo toàn nguyên tố H: 0,05y = 2.0,2 ⇒ y = 8
12.4 + 8.1 + 16z = 88 ⇒ z = 2 ⇒ CTPT: C4H8O2
Tại sao trong các hợp chất nitơ chỉ có hóa trị tối đa là 4, trong khi đối với các nguyên tố còn lại hóa trị tối đa của chúng là 5?
Nguyên tử nitơ không có obitan d trống, nên ở rạng thái kích thích không xuất hiện 5 electron độc thân để tạo thành 5 liên kết cộng hóa trị. Ngoài khả năng tạo 3 liên kết cộng hóa trị bằng sự góp chung electron, nitơ còn có khả năng tạo thêm 1 liên kết cho – nhận. Các nguyên tố còn lại của nhóm VA khi ở trạng thái kích thích nguyên tử của chúng xuất hiện 5 electron độc thân nên có khả năng tạo 5 liên kết cộng hóa trị.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB