Câu hỏi lý thuyết về Na2CO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhận định nào sau đây là sai?


Đáp án:
  • Câu A. Dùng dung dịch Na2CO3 để làm mất tính cứng của nước nước cứng toàn phần.

  • Câu B. Na2CO3 là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng.

  • Câu C. Dùng dung dịch Na2CO3 để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.

  • Câu D. Na2CO3 là nguyên liệu chính dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát. Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng. Vì vậy Na2CO3 được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời, vĩnh cữu và toàn phần: Mg2+ + CO32- → MgCO3 kt và Ca2+ + CO32- → CaCO3 kt. Ứng dụng của Na2CO3: - Nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng , giấy dệt và điều chế muối khác. - Tẩy sạch vết mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn , tráng kim loại. - Công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3,t°), thu được dung dịch Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3,t°), thu được dung dịch Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là gì?


Đáp án:

CnH2n-2 + H2 → CnH2n

Y có hai hidrocacbon ⇒ ankin dư ⇒ 0,1.MX < 3,12 ⇒ MX < 31,2 (C2H2)

Xem đáp án và giải thích
Cặp chất không phản ứng trực tiếp với nhau
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất sau: (1) H2S, (2) Cl2, (3) SO2, (4) O2. Trong điều kiện thích hợp, cặp chất nào sau đây không phản ứng trực tiếp với nhau?

Đáp án:
  • Câu A. 2 và 4

  • Câu B. 2 và 4

  • Câu C. 1 và 3

  • Câu D. 1 và 2

Xem đáp án và giải thích
Cho 100 ml dung dịch NaOH X mol/1 (x > 0,4M) vào dung dịch chứa 0,02 mol MgCl2 và 0,02 mol AlCl3. Lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Để m nhỏ nhất thì giá trị của X bằng bao nhiêu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100 ml dung dịch NaOH X mol/1 (x > 0,4M) vào dung dịch chứa 0,02 mol MgCl2 và 0,02 mol AlCl3. Lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Để m nhỏ nhất thì giá trị của X bằng bao nhiêu.



Đáp án:

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Al(OH)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Kết tủa nhỏ nhất khi Al(OH)3 tan hết

→ nNaOH= 2n MgCl2 + 3n AlCl3 + n Al(OH)3

= 2.0,02 + 3.0,02 + 0,02= 0,12 mol

=> x = 0,12 : 0,1 = 1,2M


Xem đáp án và giải thích
Ghi lại hiện tượng xuất hiện trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình chữ phản ứng. Cho biết: a) Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước. b) Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hiđroxit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ghi lại hiện tượng xuất hiện trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình chữ phản ứng.

Cho biết:

a) Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước.

b) Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hiđroxit.


Đáp án:

Hiện tượng TN2.a

    + Ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì

    + Ống nghiệm 2: thấy nước vôi trong vẩn đục

Giải thích :

    + Ống 1: không có phản ứng hóa học xảy ra

    + Ống 2: Đã xảy ra phản ứng vì xuất hiện chất mới làm đục nước vôi trong là canxicacbonat

Phương trình bằng chữ :

Canxi hidroxit (nước vôi trong) + cacbon đioxit (hơi thở)→ Canxi cacbonat + nước

Hiện tượng TN2.b

- Nhỏ Na2CO3:

       + Ống 1: Không có hiện tượng gì.

       + Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích:

       + Ống 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.

       + Ống 2: Đã xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất mới.

Phương trình chữ:

Canxi hiđroxit + Natricacbonat → Canxi cacbonat + Natri hiđroxit.

Xem đáp án và giải thích
Theo tính toán, năm 2000 cả nước ta tiêu thụ nhiên liệu tương được 1,5 triệu tấn dầu và thải vào môi trường khoảng 113700 tấn khí CO2. Trong một ngày lượng nhiên liệu tiêu thụ và lượng khí CO2 thải vào môi trường là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo tính toán, năm 2000 cả nước ta tiêu thụ nhiên liệu tương được 1,5 triệu tấn dầu và thải vào môi trường khoảng 113700 tấn khí CO2. Trong một ngày lượng nhiên liệu tiêu thụ và lượng khí CO2 thải vào môi trường là  bao nhiêu?


Đáp án:

Năm 2000 có 366 ngày.

Vậy trong một ngày, lượng nhiên liệu tiêu thụ tương đương với khối lượng dầu và lượng khí CO2 thải vào môi trường là:

Ta có:

1,5/366 = 0,004 tấn dầu

113700/366 = 311 tấn CO2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…