Câu hỏi lý thuyết về khả năng đổi màu quỳ tím của hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các chất C6H5OH (X); C6H5NH2 (Y); CH3NH2 (Z) và HCOOCH3 (T). Chất không làm đổi màu quỳ tím là:


Đáp án:
  • Câu A. X, Y

  • Câu B. X, Y, Z

  • Câu C. X, Y, T Đáp án đúng

  • Câu D. Y và T

Giải thích:

Đáp án C Phân tích: Các chất không làm quỳ tím đổi màu là C6H5OH (X), C6H5NH2 (Y), HCOOCH3 (T). Chỉ có chất CH3NH2 làm quỳ tím hóa xanh.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các dung dịch NaOH,H2SO4,HCl có cùng nồng độ mol. Có thể dùng cách chuẩn độ axit - bazơ với chất chỉ thị là phenolphtalein để phân biệt các dung dịch đó được không ? Nếu được, hãy trình bày cách làm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch  có cùng nồng độ mol. Có thể dùng cách chuẩn độ axit - bazơ với chất chỉ thị là phenolphtalein để phân biệt các dung dịch đó được không ? Nếu được, hãy trình bày cách làm.



Đáp án:

Dùng dung dịch phenolphtalein nhận ra dung dịch NaOH. Do các dung dịch có cùng nồng độ mol nên lấy cùng thể tích sẽ có cùng số mol chất tan. Dựa vào các phản ứng trung hoà sau:

 (1)

           (2)

Nếu lấy, thí dụ 10 ml mỗi dung dịch axit cho phản ứng với 11 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng nhỏ dung dịch phenolphtalein vào thấy xuất hiện màu hồng (do dư NaOH) là phản ứng (1) nhận ra axit HCl, còn lại là axit H2SO4.




Xem đáp án và giải thích
Cho các chất bột sau : Al, Mg, Fe, Cu. Trình bày cách phân biệt các chất bột trên mà chỉ dùng không quá hai dung dịch thuốc thử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất bột sau : Al, Mg, Fe, Cu. Trình bày cách phân biệt các chất bột trên mà chỉ dùng không quá hai dung dịch thuốc thử.



Đáp án:

– Dùng dd HNO3 (đ,nguội): Cu, Mg phản ứng tạo dd có màu khác nhau; Fe và Al không phản ứng

- Dùng dd NaOH: Al phản ứng còn Fe không phản ứng.




Xem đáp án và giải thích
Cho 300 ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M tác dụng với V ml dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,29M thu được dung dịch có pH = 2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 300 ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M tác dụng với V ml dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,29M thu được dung dịch có pH = 2. Tìm V?


Đáp án:

Coi 300 ml dung dịch A gồm 100 ml H2SO4 0,1M 100 ml HNO3 0,2M và 100 ml HCl 0,3M trộn lại với nhau. Vậy:

Phản ứng của dung dịch A và B là: H+ + OH- → H2O

nH+ p/ư = nOH- = 0,049.0,001V ⇒ nH+ p/ư = 0,01 (0,3 + 0,001V)

⇒ 0,07 = 0,49.0,001V + 0,010,3 + 0,001V) ⇒ V = 134 ml

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1); hỗn hợp Y gồm CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol 3: 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng. Khối lượng của este thu được là (biết hiệu suất các phản ứng este đều 75%)
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1); hỗn hợp Y gồm CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol 3: 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng. Khối lượng của este thu được là (biết hiệu suất các phản ứng este đều 75%)


Đáp án:

MX = (46 + 60)/2 = 53 → R1 + 45 = 53 → R1 = 8

MY = (32.3 + 46.2)/(3 + 2) = 37,6 → R2 + 17 = 37,6 → R2 = 20,6

nX = 11,13/53 = 0,21

nY = 7,52/37,6 = 0,2

Meste = 0,2. (R1 + 44 + R2).0,75 = 0,2. 72,6. 0,75 = 10,89g.

Xem đáp án và giải thích
Công thức của axit oleic là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Công thức của axit oleic là


Đáp án:

Công thức của axit oleic là C17H33COOH.

Các chất béo thường gặp:

C17H35COOH (axit stearic); C17H33COOH (axit oleic); C15H31COOH (axit panmitic)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…