Tàu biển với lớp vỏ thép dễ bị ăn mòn bởi môi trường không khí và nước biển. Để bảo vệ các tàu thép ngoài việc sơn bảo vệ, người ta còn gắn vào vỏ tàu một số tấm kim loại. Tấm kim loại đó là:
Câu A. thiếc
Câu B. đồng
Câu C. chì
Câu D. kẽm Đáp án đúng
Đáp án D Phân tích: Người ta dùng các mẩu kẽm (Zn) gắn lên vỏ tàu biển để bảo vệ các tàu thép. Trong nước biển có dung dịch NaCl làm chất điện li, sẽ hình thành 2 cặp điện cực với Fe là cực dương , Zn là cực âm. Hiện tượng ăn mòn điện hóa xảy ra, Zn là cực âm nên bị ăn mòn, còn Fe là cực dương nên không bị ăn mòn
Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ?
Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:
CaO + H2O => Ca(OH)2
Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tánh mạng.
Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp A gồm Mg và Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 đặc dư thu được dung dịch B và V lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Thêm NaOH dư vào dung dịch B. Kết thúc thí nghiệm, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28g chất rắn. Giá trị của V là:
Câu A. 44,8 lít
Câu B. 33,6 lít
Câu C. 22,4 lít
Câu D. 11,2 lít
Este không no mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Hỏi có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
Meste = 100
Theo đề bài tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ, nên este X phải chứa gốc ancol đơn chức không no nên X có dạng R(COO-CH=CH-R’)n
- Nếu n = 1 ⇒ R + R’ = 30
+ R là H ⇒ R’ = 29 (C2H5) hoặc ngược lại R = 29(C2H5) và R’ = 1 (H)
Ta có X là: HCOOCH=CH-C2H5 hoặc HCOOCH= C(CH3)2 hoặc C2H5COOCH=CH2
+ R = 15 (CH3) ⇒ R’ = 15 (CH3) ⇒ X là: CH3COOCH=CH-CH3
- Nếu n =2 ⇒ loại (MX > 100)
⇒ Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X
1. Thí nghiệm 1: Điều chế và chứng minh tính khử của hidro sunfua
- Tiến hành TN:
+ Lắp dụng cụ điều chế H2S từ FeS và HCl như hình vẽ
+ Đốt khí H2S thoát ra từ ống vuốt nhọn.
- Hiện tượng: Có bọt khí mùi trứng thối thoát ra. Đốt khí thoát ra thấy cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh.
PTHH: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
H2S: là chất khử
O2: là chất oxi hóa.
- Giải thích: H2S bị oxi hóa trong khí bởi oxi.
2. Thí nghiệm 2: Điều chế và chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit
- Tiến hành TN: Lắp dụng cụ điều chế SO2 từ Na2SO3 và dung dịch H2SO4 như hình vẽ
+ Thí nghiệm chứng minh tính khử: Dẫn khí SO2 vào ống 1 chứa dung dịch KMnO4 loãng
+ Thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa: Dẫn khí H2S (điều chế ở TN1) vào ống 2 chứa nước được dd H2S.
Sau đó dẫn khí SO2 và dd H2S.
- Hiện tượng:
+ Ống 1: Khí SO2 làm mất màu thuốc tím.
PTHH: 2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
KMnO4: chất oxi hóa
SO2: chất khử
+ Ống 2: Có hiện tượng vẩn đục, màu vàng do phản ứng tạo S.
PTHH: SO2 + H2S → 3S + 2H2O
SO2: chất oxi hóa
H2S: chất khử
- Giải thích:
SO2 vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
3. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc.
- Tiến hành TN:
+ Thí nghiệm thể hiện tính oxi hóa: Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống 1, cho tiếp 1 mảnh Cu vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.
+ Thí nghiệm thể hiện tính háo nước: Cho 1 thìa nhỏ đường vào ống 2. Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm
- Hiện tượng:
+ Ống 1: dung dịch có bọt khí và từ không màu chuyển sang màu xanh.
PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Cu: là chất khử
H2SO4 đặc: là chất oxi hóa
+ Ống 2: Phản ứng tạo chất rắn màu đen không tan là cacbon, có hiện tượng sủi bọt khí trào ra do C bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc tạo CO¬2 và SO2
PTHH: C12H22O11 -H2SO4đặc→ 11H2O + 12C
C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2 + 2H2O
C: chất khử
H2SO4: chất oxi hóa
- Giải thích: H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được hầu hết kim loại và giải phóng khí ( các sản phẩm khử khác nhau của S+6)
H2SO4 đặc có tính háo nước, nên cacbohidrat tác dụng với H2SO4 đặc bị biến thành cacbon (than).
Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ?
Gốc axit của axit HNO3 là nhóm (NO3) có hóa trị I
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet