Chất nào sau đây vừa có phản ứng với H2NCH(CH3)COOH vừa có phản ứng với C2H5NH2?
Câu A. CH3OH.
Câu B. NaOH.
Câu C. HCl. Đáp án đúng
Câu D. NaCl.
HCl vừa có phản ứng với H2NCH(CH3)COOH vừa có phản ứng với C2H5NH2.
Hoà tan hết m gam Fe bằng 400 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
Câu A. 5,60.
Câu B. 12,24.
Câu C. 6,12.
Câu D. 7,84.
Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?
Câu A. Vonfam
Câu B. Đồng
Câu C. Sắt
Câu D. Crom
Đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol nCO2: nH2O = 8:11. Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có công thức dạng RNH3Cl. Có bao nhiêu đồng phân của X thỏa mãn điều kiện trên
Theo bài ra, tỉ lệ nCO2: nH2O = 8: 11 ⇒ tỉ lệ C: H = 4: 11 ⇒ C4H11N
Theo bài ra thì X là amin bậc 1, do đó có:
+) C-C-C-C-NH2 ( butan-1-amin)
+) C-C(CH3)-C-NH2 ( butan-2-amin)
+) C-C-C(CH3)-NH2 ( 2-metyl propan-1-amin)
+) C-C(CH3)2-NH2 ( 2-metyl propan-2-amin)
⇒ 4 đồng phân
Khi cho 13,95g anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lit dd HCl 1M. Tính khối lượng muối thu được
Theo bài ra, nanilin = 0,15 mol. HCl = 0,2 mol ⇒ HCl dư 0,05 mol
⇒ bảo toàn khối lượng: m = 13,95 + 0,15 . 36,5 = 19,425
Khí X điều chế từ H2 và Cl2 ; khí Y điều chế bằng cách nung nóng KMnO4 ; khí Z sinh ra do phản ứng của Na2S03 với axit HCl ; khí A sinh ra khi nung đá vôi ; khí B thu được khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt.
X là khí HCl ; Y là O2 ; Z là SO2 ; A là CO2 ; B là H2.
Dùng tàn đóm cháy dở : nhận được O2.
Dùng nước brom : nhận được SO2 ; Dùng nước vôi trong dư nhận được CO2 ; Dùng giấy quỳ tím ẩm : nhận được HCl ; còn lại là H2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet