Câu hỏi lý thuyết tổng hợp trong hóa vô cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phản ứng nào sau đây là không đúng?


Đáp án:
  • Câu A. 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2

  • Câu B. 2Al + 3Cl2 -> 2AlCl3

  • Câu C. FeCl2 + Na2SO4 -> FeSO4 + 2NaCl Đáp án đúng

  • Câu D. BaO + CO -> BaCO3

Giải thích:

Đáp án C Phân tích: Phản ứng C sai vì không tạo kết tủa hay chất khí khi cho hai muối tác dụng với nhau.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập xác định chất dựa vào tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một dung dịch có các tính chất: - Hòa tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam - Bị thủy phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim. - Không khử đươc dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 khi đun nóng. Dung dịch đó là:


Đáp án:
  • Câu A. Mantozo

  • Câu B. Fructozo

  • Câu C. Saccarozo

  • Câu D. Glucozo

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan a gam bột sắt cần vừa đủ 600ml dung dịch H2SO4 thu được 10,08 lit khí H2(đktc) và dung dịch A. 1, Tính a? 2, Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan a gam bột sắt cần vừa đủ 600ml dung dịch H2SO4 thu được 10,08 lit khí H2(đktc) và dung dịch A.

1, Tính a?

2, Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng?


Đáp án:

Ta có: nH2= 0,45mol

Phương trình phản ứng hóa học:

Fe    +   H2SO→ FeSO4 + H2

0,45       0,45   ←                0,45 mol

a/  mFe = a = 0,45.56 = 25,2g

b/ CMdd(H2SO4) = 0,75M

Xem đáp án và giải thích
Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử?


Đáp án:

Do amin có khả năng tạo liên kết hidro khá mạnh với nước nên dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cũng nguyên tử cacbon trong phân tử.

Xem đáp án và giải thích
Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55 g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55 g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.


Đáp án:

Ta có nAlCl3 = 0,1.1 = 0,1 (mol); nAl2O3 = 2,55 / 102 = 0,025 (mol)

Khi cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH. Các phản ứng có thể xảy ra:

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl (1)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (2)

TH1: NaOH thiếu => chỉ xảy ra phản ứng (1)

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

2Al(OH)--t0--> Al2O3 + 3H2O

0,05              0,025

=> CM (NaOH) = 0,15 / 0,2 = 0,75 (M).

TH2: NaOH dư một phần, xảy ra cả hai phản ứng (1) và (2)

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

0,1        0,3              0,1

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

0,05        0,05

2Al(OH)3 --t0--> Al2O3 + 3H2O

0,05              0,025

=> nNaOH = 0,3 + 0,05 = 0,35 (mol); CM (NaOH) = 0,35 / 0,2 = 1,75 (M).

Xem đáp án và giải thích
Trong phản ứng: 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O, nguyên tố sắt:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong phản ứng: 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O, nguyên tố sắt:


Đáp án:
  • Câu A. bị oxi hóa.

  • Câu B. bị khử.

  • Câu C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.

  • Câu D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…