Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hoá.
(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai vì phản ứng chưa xảy ra, chất lỏng phân lớp.
(c) Sai vì mục đích chính của việc thêm NaCl là để tách muối natri của axit béo (xà phòng).
Số phát biểu đúng là 3.
Cho hợp chất C2H5OH. Tìm số mol nguyên tử H có trong 1 mol hợp chất
Trong hợp chất C2H5OH chứa 6 nguyên tử H nên trong 1 mol phân tử hợp chất có chứa 6 mol nguyên tử H.
Dựa vào độ âm điện, hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào trong dãy nguyên tố sau: O, Cl, S, H.
Độ âm điện của O; Cl; S; H lần lượt là: 3,44; 3,16; 2,58; 2,2.
Nhận xét: Tính phi kim giảm dần (O > Cl > S > H).
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 1 lít dung dịch HNO3 xM, vừa đủ thu được 14,336 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 18 và dung dịch X chỉ chứa 82,08 gam muối. Giá trị của x là:
Giải
Ta có: FeS2 (x mol), Fe3O4 (y mol)
BTNT → X : Fe3+ (x + 3y) mol, SO42- (2x mol), NO3- (BTĐT ta có : 3x + 9y = 4x + nNO3- => nNO3- = (9y – x) mol)
Ta có : nNO + nNO2 = 0,64 và 30nNO + 46nNO2 = 23,04 hoặc AD đường chéo => nNO = 0,4 mol và nNO2 = 0,24 mol
Ap dụng BT e ta có : 15x + y = 3.0,4 + 0,24 = 1,44
BTKL : m muối = 82,08 => 56.(x + 3y) + 96.2x + 62.(9y – x) = 82,08
→ 186x + 726y = 82,08
→ x= 0,09 và y = 0,09
BTNT N → nHNO3 = nNO3- + nNO + nNO2 = 9.0,09 – 0,09 + 0,4+ 0,24 = 1,36 mol
→ x = 1,36M
Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch nào?
Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch HF.
Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe và Cu. Hòa tan 37,25 gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 20,16 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác, cho 37,25 gam X tác dụng với H2SO4 loãng, dư thu được 10,64 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X:
Giải
37,35 g X gồm: Al ( a mol), Fe (b mol), Cu (c mol)
BTKL => 27a + 56b + 64c = 37,25
BT e => 3a + 3b + 2c = 2.0,9 = 1,8
3a + 2b = 0,95
=>a = 0,15; b = 0,25; c = 0,3
=> %mCu = (0,3.64.100) : 37,25 = 51,54%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet