Xà phòng hóa chất béo X, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối là natriolat, natri panmitat có tỉ lệ mol 1 : 2. Hãy cho biết chất X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
Câu A. 3
Câu B. 4
Câu C. 1
Câu D. 2 Đáp án đúng
- Gọi A là gốc C17H33COO- (oleat) và B là gốc C15H31COO- (panmitat) - X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn với các gốc sau: A – B – B và B – A – B.
Viết tường trình
1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.
2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.
3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit
1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.
Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd H2SO4 loãng.
Cho tiếp 1 viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên
Giải thích: Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí H2 thoát ra.
Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Vai trò: Trong phản ứng trên Zn là chất khử, H+(H2SO4) là chất oxi hóa..
2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.
Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd CuSO4 loãng.
Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt.
Để yên 10p, quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của CuSO4 bị mất đi
Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.
Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Vai trò: Fe là chất khử, Cu2+ (CuSO4 ) là chất oxi hóa
3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit
Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd FeSO4, thêm vào ống 1ml dd H2SO4 loãng.
Nhỏ từng giọt KMnO4 vào ống nghiệm, lắc nhẹ mỗi lần nhỏ KMnO4.
Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Màu thuốc tím nhạt dần → hết màu
Giải thích: Vì trong môi trường axit FeSO4 là chất khử, xảy ra sự oxi hóa Fe2+ → Fe3+; Mn từ Mn7+ → Mn2+
Phương trình phản ứng: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
Vai trò: Fe2+ (FeSO4) là chất khử, Mn+7 (KMnO4) là chất oxi hóa.
Câu A. dung dịch HCl.
Câu B. dung dịch NaOH.
Câu C. dung dịch Ba(OH)2.
Câu D. dung dịch BaCl2.
2NaCl + 2H2O (đpdd) → 2NaOH + H2 + Cl2
Theo pt: 2.58,5 gam → 2.40 gam
Vậy 21,9375 tấn → 15 tấn
Với hiệu suất 80% thì khối lượng NaCl cần lấy là :
21,9375 x 100 : 80 = 27,422 tấn
Khi nung nóng miếng đồng trong không khí (có khí oxi) thì thấy khối lượng tăng lên? (Xem bài tập 3, thuộc Bài 15, SGK; khi đun nóng kim loại đồng (Cu) cũng có phản ứng tương tự kim loại magie (Mg). Vì sao?
Vì khi đun nóng miếng đồng trong không khí thì đồng hóa hớp với oxi tạo ra chất mới nên khối lượng tăng. (khối lượng sau gồm khối lượng miếng đồng ban đầu + khối lượng oxi phản ứng)
Hoàn thành các câu sau đây bằng cách đặt những từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Chất béo ... tan trong nước nhưng ... trong benzen, dầu hỏa.
b) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng ... este trong môi trường ... tạo ra ... và ...
c) Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng ... nhưng không phải là phản ứng ...
a) Chất béo không tan trong nước nhưng tan trong benzen, dầu hỏa.
b) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm tạo ra gilxerol và các muối của axit béo.
c) Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng thủy phân nhưng không phải là phản ứng xà phòng hóa.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet