Hãy viết công thức dạng mạch hở của glucozo và nhận xét về các nhóm chức của nó (tên nhóm chức, số lượng, bậc nếu có). Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo dạng mạch hở của glucozo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức dạng mạch hở của glucozo và nhận xét về các nhóm chức của nó (tên nhóm chức, số lượng, bậc nếu có). Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo dạng mạch hở của glucozo?

 

Đáp án:

Công thức dạng mạch hở của glucozo

CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O

- Thí nghiệm khử hoàn toàn glucozo thu được hexan chứng tỏ 6 nguyên tử C của phân tử glucozo tạo thành 1 mạch hở không phân nhánh.

- Phân tử có 1 nhóm CH=O và 5 nhóm OH bậc 1 kề nhau.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm muối của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2 thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Xác định tên gọi của X và Y?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm muối của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2 thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Xác định tên gọi của X và Y?


Đáp án:

nCO2 = 29,12/22,4 = 1,3 mol

E + NaOH → muối của axit cacboxylic đơn chức + hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng

→ E là este đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.

Bảo toàn khối lượng ta có:

mH2O = mE + mO2 - mCO2 = 27,2 + 1,5.32 - 1,3.44 = 18 gam

→ nH2O = 18/18 = 1 mol

Bảo toàn nguyên tố oxi ta có: nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 2.1,3 + 1 - 2.1,5 = 0,6 mol

→ nE = nO(E)/2 = 0,6/2 = 0,3 mol

Nhận thấy: nCO2 - nH2O = nE → X và Y là 2 este không no, đơn chức có 1 liên kết π trong gốc hiđrocacbon.

Gọi công thức chung của X là CnH2n-2O2

→ Số nguyên tử cacbon trung bình của E là n = nCO2/nE = 1,3/0,3 = 4,33

→ Công thức phân tử của X và Y là C4H6O2 và C5H8O2

→ Công thức cấu tạo của X: CH2=CHCOOCH3 và Y: CH2=CHCOOCH2CH3

Tên gọi của X và Y lần lượt là metyl acrylat và etyl acrylat.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng của Cu(OH)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy nào dưới đây gồm các chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tan trong trong nước

Đáp án:
  • Câu A. etilen glycol, axit axetic và GlyAlaGly

  • Câu B. ancol etylic, fructozơ và GlyAlaLysVal

  • Câu C. glixerol, glucozơ và GlyAla

  • Câu D. ancol etylic, axit fomic và LysVal

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 5,6g Fe. Sau phản ứng thu được 8g một oxit. Xác định công thức phân tử oxit sắt thu được?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 5,6g Fe. Sau phản ứng thu được 8g một oxit. Xác định công thức phân tử oxit sắt thu được?


Đáp án:

nFe = 0,1 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mFe + mO2 = moxit

→ 5,6 + mO2 = 8

mO2 = 2,4g → nO2 = 0,075 mol

Bảo toàn nguyên tố O có: nO = 2. mO2 = 0,15 mol.

Đặt oxit: FexOy

→ x : y = nFe : nO = 0,1 : 0,15 = 2 : 3

Công thức phân tử của oxit là Fe2O3.

Xem đáp án và giải thích
Xác định tên chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy Mg rồi đưa vào bình đựng SO2. Phản ứng sinh ra chất bột màu A màu trắng và bột màu B màu vàng. A tác dung với H2SO4 loãng sinh ra C và H2O. B không tác dụng với H2SO4 loãng nhưng tác dụng với H2SO4 đặc sinh ra khí có trong bình ban đầu. Xác định tên A, B, C


Đáp án:
  • Câu A. Mg; S; MgSO4

  • Câu B. MgO; S; MgSO4

  • Câu C. Mg; MgO; H2O

  • Câu D. Mg; MgO; S

Xem đáp án và giải thích
Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch , rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch , rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng.


Đáp án:

Gọi kim loại là A, khối lượng ban đầu là 1(gam), lượng kim loại A tham gia phản ứng là x(mol)

A + Pb(NO3)2 → A(NO3)2 + Pb (1)

Theo (1) :

1 mol A (A gam) → 1 mol Pb (207 gam) khối lượng tăng (207-A) gam

⇒ x mol A phản ứng → khối lượng tăng (207-A).x gam

% khối lượng tăng = (207-A).x/1 . 100% = 19% (*)

A + Cu(NO3)2 → A(NO3)2 + Cu (2)

Theo (2):

1 mol A (A gam) → 1 mol Cu (64 gam) khối lượng giảm (A - 64)gam

⇒ x mol A phản ứng → khối lượng giảm (A - 64).x gam

% khối lượng giảm =  (A - 64).x/1 . 100% = 9,6% (**)

Từ (*) và (**) => [207 - A]/[A - 64] = 19/9,6 => A = 112. Vậy A là Cd.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…