Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Câu A. Saccarozơ. Đáp án đúng
Câu B. Glucozơ.
Câu C. Tinh bột.
Câu D. Xenlulozơ.
Chọn A. - Monosaccarit: glucozơ, fructozơ. Đisaccarit: saccarozơ, mantozơ. Polisaccarit: tinh bột, xenlulozơ.
Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dd lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?
Dd sau phản ứng đun nóng lại có kết tủa → có Ca(HCO3)2 tạo thành
nCaCO3 = 6/100 = 0,06 mol
BTNT Ca: 0,1 = nCaCO3 + nCa(HCO3)2 = 0,06 + nCa(HCO3)2 → nCa(HCO3)2 = 0,04 mol
BTNT C: nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,06 + 2.0,04 = 0,14 mol
→ V = 0,14. 22,4 = 3,136 lít
Cho lương dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là gì?
Kết tủa là AgCl.
nAgCl = nNaCl = 0,1.0,1 = 0,01 mol ⇒ m= 0,01.143,5 = 1,435 (gam)
Đốt một mẫu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy có 0,32 g brom đã phản ứng. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với lượng dư nước vôi trong, thu được 10 g kết tủa.
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
2. Xác định phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than chì.
1. Các phương trình hóa học :
C + O2 ---t0---> CO2 (1)
S + O2 ---t0---> SO2 (2)
Khi đi vào dung dịch brom chỉ có phản ứng :
(3)
Khí thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với nước vôi trong :
(4)
2. Theo các phản ứng (2) và (3):
= 2.10-3 (mol).
Khối lượng lưu huỳnh trong mẫu than chì: mS = 200.10-3.32 = 6,4.10-2 (g).
Theo các phản ứng (1) và (4) :
= 0,1 (mol).
Khối lượng cacbon trong mẫu than chì :
mC = 0,1.12 = 1,20 (g).
Phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu than chì :
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.
(4) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ăn mòn kim loại là
Câu A. 1
Câu B. 4
Câu C. 2
Câu D. 3
Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa muối hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet