Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh ? 


Đáp án:

Do có chứa hợp chất của sắt. Nếu chứa hợp chất sắt (II) thì có màu xanh còn chứa hợp chất sắt (III) thì có màu vàng nâu. Nói chung thuỷ tinh chứa từ 1 đến 2% sắt thì có màu xanh hoặc vàng nâu. Thuỷ tinh quang học không màu chỉ chứa không quá 3 phần vạn sắt.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Hãy thiết lập biểu thức tính giá trị (π + v) đối với dẫn xuất halogen (xem bài tập 1 ở bài 44) b) tính (π + v) đối với các chất sau: C6H6Cl6;C5H5Cl;C8H5Br3;C12H4Cl4O2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy thiết lập biểu thức tính giá trị (π + v) đối với dẫn xuất halogen (xem bài tập 1 ở bài 44)

b) Tính (π + v) đối với các chất sau: C6H6Cl6; C5H5Cl; C8H5Br3; C12H4Cl4O2.


Đáp án:

a) công thức của dẫn xuất halogen CxHyClus. Biểu thức tính giá trị k = (π+v).

k=(π+v)=1/2[2x+2-(y+u)]. Số nguyên tử oxi không ảnh hưởng đến k.

b) áp dụng công thức trên ta tính được giá trị k của C6H6Cl6,C5H5Cl,C8H5Br3,C12H4Cl4O2 lần lượt là 1, 3, 5 và 9.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Na, BaO, Na2O (trong đó oxi chiếm 12,28% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng lượng nước dư thu được 112 ml khí H2 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được 5,915 gam chất rắn khan. Giá trị của m.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Na, BaO, Na2O (trong đó oxi chiếm 12,28% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng lượng nước dư thu được 112 ml khí H2 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được 5,915 gam chất rắn khan. Giá trị của m.


Đáp án:

Giải

Ta có: mO = 12,28%m = 0,1228m => m kim loại = 0,8772m

→ nO = 0,1228m/16

Ta có : nHCl pư = nOH- = 2nO + 2nH2 = 0,1228m/8 + 0,01

Ta có: m muối = m kim loại + 35,5nHCl => 0,8772m + 35,5.(0,1228m/8 + 0,01) = 5,915

=>1,422125m = 5,56

=> m = 3,91

Xem đáp án và giải thích
Nồng độ mol là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ mol là gì?


Đáp án:

Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch.

Xem đáp án và giải thích
Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Tìm M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Tìm M?


Đáp án:

nAgNO3 = 1. 0,2 = 0,2 mol

M (0,1) + 2AgNO3 (0,2) → M(NO3)2 (0,1) + 2Ag

mmuối = 0,1(M + 62.2) = 18,8 → M = 64

Vậy M là Cu.

Xem đáp án và giải thích
Hãy lấy một số thí dụ về chất gây nghiện, ma túy nguy hại cho sức khỏe con người.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy lấy một số thí dụ về chất gây nghiện, ma túy nguy hại cho sức khỏe con người.


Đáp án:

Các chất gây nghiện : cocain (C17H21O4N), amphetanin, rượu (C2H5OH), nicotin (C10H14N2), cafein (C8H10N4O2)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…