Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là gì?


Đáp án:

Khi tạo SO2, S ở trạng thái kích thích, 1 e của phân lớp 3p được chuyển lên phân lớp 3d tạo ra 4e độc thân

Vậy cấu hình e ở trạng thái kích thích của S là: 1s22s22p63s23p33d1

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Những công thức cấu tạo nào sau đây biểu diễn cùng một chất? vì sao? Hãy chọn tên chúng và chỉ rõ bậc của từng nguyên tử C.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những công thức cấu tạo nào sau đây biểu diễn cùng một chất? vì sao? Hãy chọn tên chúng và chỉ rõ bậc của từng nguyên tử C.

 

Đáp án:

a) b) cùng một chất 2,4 – đimetyl pentan: có 4 bậc I, 1C bậc II, 2C bậc III.

c) g) cùng một chất 2, 3 – đimetyl pentan: có 4C bậc I, 1C bậc II; 2C bậc III

d) e) cùng chất 2, 4, 4 – trimetyl hexan: có 5C bậc I, 2C bậc II, 1C bậc III.

 

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và 0,328 m gam chất rắn không tan. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 48ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và
0,328 m gam chất rắn không tan. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 48ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị
của m là


Đáp án:

Giải

Cách 1

Cho hỗn hợp vào H2SO4 loãng. Dư chất rắn => Dư Cu => Muối sắt (III) đã bị khử hết xuống sắt (II) 

10FeSO4+ 2KMnO4+ 8H2SO4 →5Fe2(SO4)3+ K2SO4+ 2MnSO4+ 8H2

nKMnO4= 0,048 mol 

=> nFeSO4= 0,24 mol 

Cu+ Fe2(SO4)3 → CuSO4+ 2FeSO4 

=> nFe2(SO4)3= nCu phản ứng= 0,12 mol 

Fe2O3+ 3H2SO4 -→ Fe2(SO4)3+ 3H2

=> nFe2O3= 0,12 mol  

=> mFe2O3= 19,2g 

Sau phản ứng, chất rắn giảm = m - 0,328m = 0,672m (gam) 

m rắn giảm =  mFe2O3 + mCu phản ứng 

=> 19,2+ 0,12.64= 0,672m 

=> m = 40g

Cách 2

Dung dịch X chứa Cu2+ và Fe2+

Ta có: nKMnO4 = 0,048 mol

Áp dụng BT e ta có: nFe2+ = 5.0,048 = 0,24 mol

BTNT nên nFe2O3 = 0,12 mol

Rắn không tan gồm Fe2O3 và Cu (0,12 mol)

=> m – 0,328m = 160.0,12 + 64.0,12 = 26,88

=> m = 40 gam

Xem đáp án và giải thích
Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?

 





Đáp án:

                           (đen)




Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng thực tế của chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?


Đáp án:
  • Câu A. CO2.

  • Câu B. CO

  • Câu C. CH4

  • Câu D. N2.

Xem đáp án và giải thích
Điện phân 200 ml một dung dịch chứa 2 muối là Cu(NO3)2, AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng của cực âm tăng thêm 4,2 gam. Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 200 ml một dung dịch chứa 2 muối là Cu(NO3)2, AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng của cực âm tăng thêm 4,2 gam. Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu 


Đáp án:

Khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở catot thì Ag+: x mol và Cu2+: y mol đều bị điện phân hết.

Khối lượng catot tăng thêm 4,2 gam → 4,2 = 108x + 64y

Số electron trao đổi trong quá trình điện phân là ne = (0,804. 2. 3600)/96500 = 0,06 mol

→ x + 2y = 0,06

Giải hệ → x = 0,03 và y = 0,015

Nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch X là: 0,015: 2 = 0,075M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…