Cặp chất nào không tác dụng với nhau ở nhiệt độ thường?
A.NO và O2 B. NH3 và HCl C. Hg và S D. O2 và N2
Câu A.
A
Câu B.
B
Câu C.
C
Câu D.
D
Đáp án đúngN2 + O2 ----> 2NO (nhiệt độ 3000 độ C)
Các cặp tác dụng ở nhiệt độ thường
2NO + O2 ----> 2NO2
NH3 + HCl ----> NH4Cl
Hg + S ---> HgS
---> Đáp án D
Cho 10,6 g hỗn hợp A gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với 300 ml dung dịch HCl 1M (loãng), thu được dung dịch B và 5,6 lít khí (đktc).Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch B. Số gam kết tủa cực đại thu được là bao nhiêu.
1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
- Tiến hành TN: Lấy 2 ống nghiệm
+ Ống 1: chứa 3ml dd HCl 18%
Ống 2: chứa 3ml dd HCl 6%
+ Cho đồng thời viên kẽm có kích thước giống nhau vào 2 ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Viên kẽm trong ống 1 tan nhanh hơn, khi thoát ra mạnh hơn so với ống 2.
- Giải thích: Do nồng độ axit trong ống 1 lớn hơn trong ống 2 nên phản ứng ở ống 1 xảy ra nhanh hơn ống 2.
PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
- Kết luận: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất tham gia phản ứng.
2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
- Tiến hành TN:
+ Lấy 2 ống nghiệm mỗi ống chứa 3ml dd H2SO4 15%
+ Đun nóng ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyên
+ Cho đồng thời 1 hạt Zn có cùng kích thước vào 2 ống nghiệm
- Hiện tượng: Viên kẽm ở ống 1 tan nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn ống 2.
- Giải thích: Do ống 1 được đun nóng, nên phản ứng ở ống 1 xảy ra nhanh và mạnh hơn
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Kết luận: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ
3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
- Tiến hành TN: Lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 3ml dd H2SO4 15%
+ Chuẩn bị 2 mẫu Zn có khối lượng bằng nhau. Trong đó mẫu 1 đem nghiền nhỏ.
+ Bỏ mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn vào ống 1, mẫu Zn còn lại bỏ vào mẫu 2.
- Hiện tượng: Viên kẽm ở ống 1 tan nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn ống 2.
- Giải thích: Do ống 1 kích thước hạt nhỏ hơn nên diện tích tiếp xúc với axit nhiều hơn do đó phản ứng xảy ra nhanh và mạnh hơn
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Kết luận: Khi tăng diện tích tiếp xúc các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học
- Tiến hành TN: Chuẩn bị dụng cụ như hình 7.5
+ Nạp đầy NO2 vào cả 2 ống (a), (b) cho đều nhau.
+ Đóng khóa K lại
+ Ống (a) ngâm trong nước đá, ống (b) ngâm trong nước nóng 80-90oC
+ Nhấc 2 ống ra, so sánh màu 2 ống.
- Hiện tượng: Ống (a) màu nhạt hơn ống (b)
- Giải thích: Khi làm lạnh ống (a), các phân tử NO2 (màu nâu đỏ) trong ống đã phản ứng tạo ra N2O4 (không màu).
PTHH: 2NO2 (k) ⇆ N2O4(k) ΔH = -58kJ
Màu nâu đỏ không màu
- Kết luận: Nhiệt độ ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều phản ứng thu nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều phản ứng tỏa nhiệt.
a) Hãy kể ra một vài loài hoa quả hoặc cây và cách dùng chúng để giặt rửa?
b) Nêu ưu, nhược điểm của bồ kết, xà phòng, bột giặt.
Loại quả và cách dùng chúng để giặt rửa
a) Bồ kết là một loại quả được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời làm chất giặt rửa. Thí dụ để gội đầu, người ta nước quả bồ kết, sau đó bẻ nhỏ loại quả này vào chậu nước nóng. Phơi nắng khoảng 30 phút là có thể dùng nước bồ kết để gội đầu rất sạch và không sợ bị rụng tóc.
b) Nêu ưu, nhược điểm của bồ kết, xà phòng, bột giặt
Mặc dù có nhiều ưu điểm như thân thiện môi trường, tác dụng giặt rửa tốt, nhưng dùng bồ kết hạn chế là mát nhiều thời gian chuẩn bị, sử dụng chưa được thuận tiện cho cuộc sống hiện đại
Xà phòng có ưu điểm là trong nước cứng và có thể gây dị ứng với những người mẫn cảm
Bột giặt có thể giặt rửa ngay trong nước cứng, nhưng nhược điểm chính là khó bị phân hủy vi sinh, do đó có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng bao nhiêu?
mFe3O4 = mCuO = 11,6 gam ⇒ nFe3O4 = 0,05 mol; nCuO = 0,145 mol
nNO = x mol; nNO2 = y mol
Bảo toàn e ta có: nFe3O4 = 3x + y = 0,05 (1)
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = 3nFe(NO3)3 + 2 nCu(NO3)2 + nNO + nNO2
0,77 = 3.0,15 + 2.0,145 + x + y ⇒ x + y = 0,03 mol (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,01 mol; y = 0,02 mol
=> M(trung bình) = (0,01.30 + 0,02.46)/(0,01 + 0,02) = 40,67
Trộn 200ml dung dịch natri nitrit 3M với 200ml dung dịch amoni clorua 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích khí của khí nitơ sinh ra (đo ở đktc) và nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể.
nNH4Cl = 2.0,2 = 0,4 mol, nNaNO2 = 0,2.3 = 0,6 mol
NH4 + NaNO2 --t0--> N2 kết tủa + NaCl + 2H2O
Trước pu: 0,4 0,6
Phản ứng: 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4
Sau pu: 0 0,2 0,4 0,4 0,4
nN2 = nNH4Cl = 0,4 mol
Thể tích N2 sinh ra ở đktc: VN2 = 0,4.22,4 = 8,96 (lít)
Dung dịch sau phản ứng có thể tích = 0,2 + 0,2 = 0,4 (lít)
nNaCl = nNH4Cl = 0,4 mol
nNaNO2 dư = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol
Nồng độ mol/lít của các muối: CMNaCl = 0,4/0,4 = 1M; CMNaNO2= 0,2/0,4 = 0,5M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip