Các tác nhân gây ô nhiễm nước
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:

(1) Ion kim loại nặng như Hg2+; Pb2+

(2) Các anion NO3 - ; SO42-; PO43- ở nồng độ cao

(3) Thuốc bảo vệ thực vật

(4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh)

Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là:


Đáp án:
  • Câu A.

    (2); (3); (4)      

  • Câu B.

    (1); (2); (4)

  • Câu C.

    (1); (3); (4)   

  • Câu D.

    (1); (2); (3)  

    Đáp án đúng

Giải thích:

Nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là: (1), (2), (3).

(4) là nhóm tác nhân làm thủng tần ozon.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp M gồm anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (Mx < My). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2 O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp M gồm anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (Mx < My). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2 O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là?


Đáp án:

Đặt 2 amin Cn− H2n− +3 N

nCO2 = 0,1 mol; nO2 = 0,2025 mol

bảo toàn O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⇒ nH2O = 0,205 mol

nH2O – nCO2 = 1,5namin ⇒ namin = 0,07 mol ⇒ 0,07n−

< 0,1 (nCO2 = 0,1 mol)

⇒ n− <1,42 ⇒ 2 amin: CH5N và C2H7N

Xem đáp án và giải thích
Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?


Đáp án:

Cho hai lọ lần lượt tác dụng với nhau :

Cho lọ 1 và lọ 2 nếu xuất hiện kết tủa mà kết tủa tan ngay thì lọ 1 là AlCl3 và lọ 2 là NaOH

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Nếu cho lọ 1 và lọ 2 mà có kết tủa sau một thời gian kết tủa mới tan thì lọ 1 là NaOH và lọ 2 là AlCl3

Xem đáp án và giải thích
Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 dư. a. Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết phương trình hóa học. b. Nếu bạc có lẫn tạp chất là kim loại nói trên, hãy làm cách nào để loại bỏ được tạp chất? Viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong dung dịch HgSO4 dư.

a. Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết phương trình hóa học.

b. Nếu bạc có lẫn tạp chất là kim loại nói trên, hãy làm cách nào để loại bỏ được tạp chất? Viết phương trình hóa học.


Đáp án:

a. Khuấy mẫu thủy ngân trong dung dịch HgSO4 có các phản ứng

HgSO4 + Zn → ZnSO4 + Hg

HgSO4 + Sn → SnSO4 + Hg

HgSO4 + Pb → PbSO4 + Hg

Như vậy các tạp chất Zn, Sn, Pb bị hòa tan hết. Lọc lấy thu thủy ngân tinh khiết.

b, Nếu bạc có lẫn các kim loại nói trên cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3. Sẽ có các phản ứng xảy ra:

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag↓

Sn + 2AgNO3 → Sn(NO3)2 + 2Ag↓

Pb + 2AgNO3 → Pb(NO3)2 + 2Ag↓

Khi đó các kim loại bị hòa tan hết trong dung dịch AgNO3 lọc lấy kết tủa thu được Ag tinh khiết

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp m gam gồm Mg, Fe (có tỉ lệ mol là 1:2) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí H2. Giá trị m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp m gam gồm Mg, Fe (có tỉ lệ mol là 1:2) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí H2. Giá trị m là


Đáp án:

nMg = x và nFe = 2x

=>nH2 = x + 2x = 0,3 => x = 1

m = 13,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Anilin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch anilin (C6H5NH2) không phản ứng được với chất nào sau đây

Đáp án:
  • Câu A. NaOH

  • Câu B. Br2

  • Câu C. HCl

  • Câu D. HCOOH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…