Các halogen giống nhau như thế nào về tính chất hóa học? Giải thích.
Các halogen đều có tính oxi hóa mạnh, tạo thành ,hợp chất có số oxi hóa -1:
X + 1e -> X-
Giải thích: Vì lớp electron ngoài cùng các nguyên tử halogen có 7 electron, dễ dàng thu thêm 1 electron để tạo thành ion âm X- có cấu hình electron của khí hiếm.
1. Thí nghiệm 1: Điều chế Clo. Tẩy màu của khí clo ẩm
- Tiến hành TN:
+ Lắp thí nghiệm như hình vẽ: Lấy vào ống nghiệm 1 lượng nhỏ KClO3, kẹp 1 miếng giấy màu ẩm phía trên miệng ống nghiệm.
+ Nhỏ từ từ từng giọt dd HCl đặc vào ống nghiệm.
- Quan sát hiện tượng:
- Hiện tượng: Có khí màu vàng thoát ra, giấy mầu ẩm mất màu
- Giải thích: KClO3 đã oxi hóa Cl- trong HCl thành Cl2. Cl2 có tính tẩy màu nên làm mất màu giấy màu ẩm.
PTHH: KClO3 + 6HCl → KCl + 3H2O + 3Cl2
2. Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hóa của clo, brom và iot
- Tiến hành TN: Lấy vào 3 ống nghiệm:
Ống 1: dung dịch NaCl; ống 2: dung dịch NaBr và ống 3: dung dịch NaI
∗ Lần 1: Nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước clo, lắc nhẹ
- Hiện tượng:
Ống 1: Không có hiện tượng gì
Ống 2: Dung dịch có màu đỏ nâu
Ống 3: Dung dịch có chất rắn màu tím ở đáy ống nghiệm
- Giải thích: Cl2 đã oxi hóa ion Br- thành Br2 (màu đỏ nâu) và I- thành I2 (chất rắn màu tím)
PTHH: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
- Kết luận: Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom và iot.
∗ Lần 2: Làm lại thí nghiệm trên thay nước clo bằng nước brom
- Hiện tượng:
Ống 1, ống 2: Không có hiện tượng gì
Ống 3: Dung dịch có 1 lớp màu tím lắng xuống đáy ống nghiệm
- Giải thích: Br2 đã oxi hóa I- ở ống 3 thành I2 ( màu tím)
Br2 không oxi hóa được Cl-.
PTHH: Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
- Kết luận: Brom có tính oxi hóa mạnh hơn Iot và yếu hơn clo.
+ Lần 3: Làm lại thí nghiệm với nước iot.
Cả 3 ống nghiệm không có hiện tượng gì.
- Giải thích: I2 không oxi hóa được Cl- và Br-
- Kết luận: Iot có tính oxi hóa yếu hơn clo và brom.
3. Thí nghiệm 3: Tác dụng của iot với hồ tinh bột
- Tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm 1 lượng nhỏ hồ tinh bột. Nhỏ 1 giọt nước iot vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu xanh.
- Giải thích: Iot tạo thành với hồ tinh bột 1 chất màu xanh.
Do đó hồ tinh bột được dùng để nhận biết iot.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol (rượu) đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Oxi hoá m gam X (có xúc tác) thu được hỗn hợp Y (H = 100%). Cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 30,24 gam Ag. Số mol anđehit trong Y là
Câu A. 0,04 mol.
Câu B. 0,05 mol.
Câu C. 0,06 mol.
Câu D. 0,07 mol.
Tại sao khi điều chế axit nitric bốc khói phải sử dụng H2SO4 đặc và NaNO3 ở dạng rắn?
Khi điều chế HNO3 bốc khói (HNO3 tinh khiết) phải sử dụng H2SO4 đặc và NaNO3 ở dạng rắn vì: HNO3 tan nhiều trong nước và tạo thành hỗn hợp đẳng phí (68% HNO3)
Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hoàn toàn phần (1) bằng khí H2 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần (2) tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 4,96 gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn phần (3) bằng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Giải
Gọi số mol: nFe = a mol ; nFeO = b mol ; nFe2o3 = c mol
Phần 1 : Fe trong hỗn hợp x là a mol
FeO + H2 → Fe + H2O
Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
nFe = a + b + 2c = 3,92/56 = 0,07 (mol) (1)
Phần 2 : Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
FeO,Fe2O3 → FeO,Fe2O3 (mol)
mchất rắn = 64a + 72b + 160c = 4,96 gam (2)
Khối lượng mỗi phần m = 14,16/3 = 4,72 = 56a + 72b + 160c (3)
Từ (1), (2) và (3) => a = 0,03 ; b = 0,02 ; c = 0,01
Phần 3 : Fe + HCl → FeCl2 + H2 ↑
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2 FeCl3 + 3H2O
ncl- = 0,03.2 + 0,02.2 + 0,02.3 = 0,16 (mol)
nfe2+ = 0,03 + 0,02 = 0,05 (mol)
Cl- + Ag+ → AgCl ↓
Fe2+ + Ag+ → Ag + Fe3+
→ m = 0,16.143,5 + 0,05.108 = 28,36 (gam)
Điều chế phân đạm amoni nitrat NH4NO3 bằng phản ứng của canxi nitrat Ca(NO3)2 với amoni cacbonat (NH4)2CO3.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Phản ứng này thuộc loại phản ứng nào ? Vì sao phản ứng này có thể xảy ra được ?
c) Cần phải dùng bao nhiêu tấn canxi nitrat và amoni cacbonat đế sản xuất được 8 tấn phân đạm amoni nitrat ?
a) Phương trình hoá học :
Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3 + 2NH4NO3
b) Phản ứng này thuộc loại phản ứng trao đổi giữa hai dung dịch muối. Phản ứng xảy ra được vì tạo thành chất kết tủa là CaCO3.
c) Tính khối lượng các chất tham gia :
Để sản xuất được 80 x 2 = 160 (tấn) NH4NO3 cần 96 tấn (NH4)2CO3 và 164 tấn Ca(NO3)2. Để sản xuất được 8 tấn NH4NO3 cần :
96x8/160 = 4,8 tấn (NH4)2CO3
Và 168x8/160 = 8,2 tấn Cu(NO3)2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet