Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng.

Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra.

Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.


Đáp án:

Phương trình chữ của phản ứng:

Axit clohiđric + Canxi cacbonat → Canxi clorua + Nước + khí cacbon đioxit.

Chất tham gia axit clohiđric và canxi cacbonat.

Sản phẩm: canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.

Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: sủi bọt khí.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhận biết lọ đựng Fe và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học trong 3 lọ hóa chất đựng hỗn hợp các chất rắn sau Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3 chỉ cần dùng loại thuốc thử nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết lọ đựng Fe và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học trong 3 lọ hóa chất đựng hỗn hợp các chất rắn sau Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3 chỉ cần dùng loại thuốc thử nào


Đáp án:

Fe và Fe2O3 tan 1 phần trong HNO3 đặc nguội không có khí, 2 cái còn lại có khí

Fe và Fe2O3 khi cho vào HCl hay H2SO4loãng cho dung dịch màu vàng nâu, có khí; Fe và FeO cho dung dịch màu lục nhạt (gần như trong suốt và có khí); FeO và Fe2O3 cho dung dịch màu vàng nâu và không có khí.

Vậy nên có thể dùng cả 3 dung dịch này để phân biệt 3 nhóm hỗn hợp 2 chất trên.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập vận dụng dãy hoạt động hóa học của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phương trình ion rút gọn sau: a) Cu2+ + Fe -> Fe2+ + Cu ; b) Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+; c) Fe2+ + Mg → Mg2+ + Fe Nhận xét đúng là:


Đáp án:
  • Câu A. Tính khử của: Mg > Fe > Fe2+ > Cu

  • Câu B. Tính khử của: Mg > Fe2+ > Cu > Fe

  • Câu C. Tính oxi hóa của: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+

  • Câu D. Tính oxi hóa của: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Các số oxi hoá thường gặp của sắt là:


Đáp án:
  • Câu A. +2, +4.

  • Câu B. +2, +6.

  • Câu C. +2, +3.

  • Câu D. +3, +6.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán tính hiệu suất phản ứng este hóa giữa amino axit và ancol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan 30 g glyxin trong 60g etanol, rồi thêm từ từ 10 ml dung dịch H2SO4 đặc ,sau đó đun nóng 1 thời gian. Để nguội, cho hỗn hợp vào nước lạnh, rồi trung hòa bằng NH3 dư thu được một sản phẩm hữu cơ có khối lượng 33g. Hiệu suất của phản ứng là :


Đáp án:
  • Câu A. 75%

  • Câu B. 80%

  • Câu C. 85%

  • Câu D. 60%

Xem đáp án và giải thích
Hãy dùng phương pháp hoá học phân biệt các chất trong mỗi nhóm sau: a) Toluen, hept-1-en và heptan. b) Etylbenzen, vinylbenzen và vinylaxetilen
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dùng phương pháp hoá học phân biệt các chất trong mỗi nhóm sau:

a) Toluen, hept-1-en và heptan.

b) Etylbenzen, vinylbenzen và vinylaxetilen


Đáp án:

a) - Dùng dung dịch KMnO4:

    + Chất làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường là hept-1-en

    + Chất làm mất màu thuốc tím khi đun nóng là toluen

    + Chất không làm mất màu thuốc tím cả khi đun nóng là heptan

b) - Dùng dung dịch KMnO4:

    + Các chất làm mất màu dd KMnO4 ở điều kiện thường là: vinybenzen và vinyl axetilen.

    + Chất không làm mất màu thuốc tím là etyl benzen

- Sau đó dùng AgNO3/NH3 để phân biệt vinybenzen và vinyl axetilen.

    + Chất nào có kết tủa vàng là vinyl axetilen, chất còn lại là vinybenzen.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…