Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất sau: axit axetic, vinyl axetat, stiren, isoamyl axetat.
Dùng nuớc: axit axetic tan; 3 chất không tan cho tác dụng với nước brom: isoamyl axetat không phản ứng; cho 2 chất còn lại tác dụng với dung dịch kiềm: vinyl axetat bị thuỷ phân nên tan dần, stiren không phản ứng (không thay đổi).
Sắt tác dụng với axit clohiđric : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
Nếu có 2,8g sắt tham gia phản ứng em hãy tìm:
a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.
nFe = 0,05mol
Sắt tác dụng với axit clohiđric : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
0,05 ? ?
Theo pt: nH2 = nFe = 0,05 (mol)
VH2 = 22,4.n = 22,4.0,05 = 1,12 (l)
b) nHCl = 2.nFe = 2. 0,05 = 0,1 (mol)
mHCl = M.n = 0,1.36,5 = 3,65 (g)
Gọi tên thay thế, tên thông thường (nếu có) và cho biết bậc của các ancol sau:
a) CH3 CH2 CH2 CH2 OH
b) CH3 CH(OH)CH2 CH3
c) (CH3 )3COH
d)(CH3 )2CHCH2 CH2 OH
e) CH2=CH-CH2 OH
g) C6 H5 CH2 OH
Công thức cấu tạo | Tên-gốc chức (gốc chức) | Tên thay thế | Bậc |
CH3 CH2 CH2 CH2 OH | Ancol butylic | Butan -1-ol | I |
CH3 CH(OH)CH2 CH3 | Ancol sec-butylic | Butan-2-ol | II |
(CH3 )3 COH | Ancol ter-butylic | 2-metyl-propan-2-ol | III |
(CH3 )2CHCH2 CH2 OH | Ancol isoamylic | 3-metylbutan-1-ol | I |
CH2=CH-CH2 OH | Ancol alylic | Propen-1-ol | I |
C6 H5 CH2 OH | Ancol benzylic | Phenyl metanol | I |
Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là gì?
- Xác định hóa trị của X:
Đặt hóa trị của X là a. Ta có:
2.a = 3.II ⇒ a = III.
- Xác định hóa trị của Y:
Đặt hóa trị của Y là b. Ta có:
1.b = 2.I ⇒ b = II.
- Đặt công thức hóa học hợp chất của X và Y là XmYn.
Theo quy tắc hóa trị có:
III.m = II.n
Chuyển thành tỉ lệ: m/n = II/III = 2/3
Lấy m = 2 thì n = 3. Công thức hóa học của hợp chất là: X2Y3.
Cho 100 ml dung dịch H3PO4 vào 200 ml dung dịch NaOH 1,2M thì thu được dung dịch có chứa 19,98 gam chất tan. Nồng độ mol của dung dịch H3PO4 là bao nhiêu?
nNaOH = 0,2.1,2 = 0,24 mol
Gọi nồng độ H3PO4 là x
Nếu NaOH vừa đủ ⇒ nH2O sinh ra = 0,24 mol
⇒ muối là Na3PO4 0,08 mol ⇒ mchất tan = 0,08.164 = 13,12 gam < 19,98
Vậy NaOH hết, H3PO4 dư để tạo muối axit, tăng khối lượng chất tan
Bảo toàn khối lượng: mH3PO4 + mNaOH = mchất tan + mH2O
98.0,1x + 40.0,2 = 19,98 + 18.0,24 ⇒ x = 1,5 mol/l
Ngâm bột sắt dư trong 10ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.
a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.
a) nCuSO4 = CM .V = 1. 0,01 = 0,01 (mol)
PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)
Chất rắn A gồm sắt dư và đồng, dung dịch B là FeSO4.
nCu = nCuSO4 = 0,01 mol
PTHH cho A + dd HCl:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (2)
Cu + HCl → không phản ứng.
Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng với HCl chỉ có Cu
mCu = 0,01 x 64 = 0,64g.
b) Dung dịch B chỉ có FeSO4:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + Na2SO4 ( 3)
Theo pt (1) nFeSO4 = nCuSO4 = 0,01 mol
Theo pt (3) nNaOH = 2. nFeSO4 = 2. 0,01 = 0,02 mol
VNaOH = 0,02/1 = 0,02 l
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet