Bằng phản ứng hóa học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau: a) Etan; etilen và axetilen b) Butađien và but -1-in c) But -1-in But -2-in
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phản ứng hóa học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:

a) Etan; etilen và axetilen

b) Butađien và but -1-in

c) But -1-in But -2-in


Đáp án:

a) Phân biệt: CH3-CH3; CH2=CH2; CH≡CH

    + Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận biết được C2H2 vì tạo ra kết tủa vàng nhạt.

CH≡CH + 2[Ag(NO3)2]OH → AgC≡CAg↓ + 4NH3 + 2H2O

    + Dùng dung dịch Br2 nhận biết được C2H4 vì nó làm mất màu dung dịch Br2:

CH2=CH2 + Br2→CH2 Br-CH2 Br

Mẫu còn lại là C2H6.

Tương tự: b) và c) Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận biết được but-1-in.

Lưu ý: Dùng AgNO3/NH3 có thể nhận biết được các ankin có liên kết 3 đầu mạch.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với nhóm (SO4) và hợp chất của nhóm nguyên tử Y với H như sau: X2(SO4)3; H3Y Hãy chọn công thức hóa học nào là đúng cho hợp chất của X và Y trong số các công thức cho sau đây: XY2 Y2X XY X2Y2 X3Y2 (a) (b) (c) (d) (e)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với nhóm (SO4) và hợp chất của nhóm nguyên tử Y với H như sau:

   X2(SO4)3; H3Y

   Hãy chọn công thức hóa học nào là đúng cho hợp chất của X và Y trong số các công thức cho sau đây:

XY2 Y2X XY X2Y2 X3Y2
(a) (b) (c) (d) (e)

Đáp án:

Trong CT: X2(SO4)nhóm (SO4) có hóa trị II, gọi hóa trị của X là x

Theo quy tắc hóa trị: x.2 = II.3 ⇒ x = III ⇒ X có hóa trị III.

Và trong H3Y biết H có hóa trị I, gọi hóa trị của Y là y

Theo quy tắc hóa trị: I.3 = y.1 ⇒ y = III ⇒ Y có hóa trị III.

CT hợp chất của X và Y là: XaYb

Theo quy tắc hóa trị : III.a = III.y ⇒ x/y = III/III = 1/1

Vậy CT hợp chất X là XY.

⇒ Chọn C

Xem đáp án và giải thích
Thể tích alcohol etylic
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Lên men một tấn tinh bột chứa 5 % tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất mỗi quá trình lên men là 85 %. Nếu đem pha loãng ancol đó thành rượu 40 độ (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/cm3) thì thể tích dung dịch rượu thu được là:

Đáp án:
  • Câu A. 1218,1 lít

  • Câu B. 1812,1 lít

  • Câu C. 1225,1 lít

  • Câu D. 1852,1 lít

Xem đáp án và giải thích
Dẫn hỗn hợp khí gồm metan, etilen, axetilen đi qua dung dịch bạc nitrat trong dung dịch manoniac. Khí còn lại được dẫn vào dung dịch brom (dư). Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn hỗn hợp khí gồm metan, etilen, axetilen đi qua dung dịch bạc nitrat trong dung dịch manoniac. Khí còn lại được dẫn vào dung dịch brom (dư). Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.


Đáp án:

- Khi dẫn dòng khí từ từ đi vào dung dịch AgNO3/NH3 thì axetilen tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa màu vàng nhạt:

    CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ +2NH4NO3

- Hỗn hợp khí còn lại dẫn vào dung dịch nước brom thì etilen sẽ tác dụng với dung dịch nước brom, làm cho dung dịch nhạt màu:

    CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

(Dung dịch Br2 Dd nâu đỏ → Dung dịch CH2Br-CH2Br không màu)

- Còn metan không có phản ứng nào.

Xem đáp án và giải thích
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 (b) Cho Ba(HCO3)2 vào lượng dư dung dịch KHSO4 (c) Cho MgCl2 vào dung dịch Na2S (d) Cho từ từ 0,1 mol HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,05 mol NaHCO3 (e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch chứa Fe(NO3)2 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa xuất hiện là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3

(b) Cho Ba(HCO3)2 vào lượng dư dung dịch KHSO4

(c) Cho MgCl2 vào dung dịch Na2S

(d) Cho từ từ 0,1 mol HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,05 mol NaHCO3

(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch chứa Fe(NO3)2

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa xuất hiện là


Đáp án:

3Na2CO3 + 2AlCl3 + H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

2Ba(HCO3)2 + KHSO4 → BaSO4 + K2SO4 + 2CO2 + H2O

MgCl2 + Na2S + H2O → H2S + Mg(OH)2 + 2NaCl

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch : N2(k)+3H2(k) <=> 2NH3(k)                     ΔH = -92 kJ Cân bằng của phản ứng này chuyển dịch như thế nào khi thay đổi một trong các điều kiện sau đây ? Giải thích. 1. Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống. 2. Giảm nhiệt độ. 3. Thêm khí nitơ. 4. Dùng chất xúc tác thích hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch :

                     H = -92 kJ

Cân bằng của phản ứng này chuyển dịch như thế nào khi thay đổi một trong các điều kiện sau đây ? Giải thích.

1. Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

2. Giảm nhiệt độ.

3. Thêm khí nitơ.

4. Dùng chất xúc tác thích hợp.





Đáp án:

1. Khi tăng áp suất chung, cân bằng chuyển dịch theo chiều từ trái sang phải là chiều tạo ra số mol khí ít hơn.

2. Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiéu từ trái sang phải là chiều của phản ứng toả nhiệt.

3. Khi thêm khí nitơ, khí này sẽ phản ứng với hiđro tạo ra amoniac, do đó cân bằng chuyển dịch từ trái sang phải.

4. Khi có mặt chất xúc tác, tốc độ của phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch tăng lên với mức độ như nhau, nên cân bằng không bị chuyển dịch. Chất xúc tác làm cho cân bằng nhanh chóng được thiết lập.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…