Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozo trong môi trường axit, với hiệu suất là 60%, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem dung dịch Y toàn bộ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
Câu A. 6,48g
Câu B. 2,592g Đáp án đúng
Câu C. 0,648g
Câu D. 1,296g
Đáp án B, Saccarozơ + H2O ---(H+,to)---> Glucozơ + Fructozơ ; Sau phản ứng, ta được : nGlucozo = nFructozo = 0,01.60% = 0,006 mol; => nAg = 2nGlucozo + 2nFructozo = 2(0,006 + 0,006) = 0,012 mol; → mAg = 0,012.108 = 2,592 gam; Chú ý : Saccarozơ không tác dụng với AgNO3/NH3.
Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
HCl = nC2H5NH2 = 0,1 mol.
BTKL: mC2H5NH2 + mHCl = m muối = 8,15 gam
a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp
b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa?
a) Cấu tạo của phân tử xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều gồm hai phần: một đầu phân cực (ưa nước), tan tốt trong nước và một đuôi dài không phân cực (kị nước, ưa dầu mỡ), tan tốt trong dầu mỡ là nhóm: CxHy (thường x > 15).
Sự khác nhau là ở đầu phân cực:
+ Ở phân tử xà phòng là nhóm –COONa+
+ Ở phân tử chất giặt rửa là nhóm –OSO3Na+.
b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa đuôi ưa dầu mỡ của xà phòng thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm –COONa+ ưa nước lại có xu hướng kéo các vết bẩn ra phía các phân tử nước. Kết quả là các vết bẩn được chia rất nhỏ, bị giữ chặt bởi các phân tử xà phòng, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.
Nước của một số giếng khoan có chứa hợp chất của sắt, thường gặp ở dạng cation Fe2+ và anion:
Nước của một số giếng khoan có chứa hợp chất của sắt, thường gặp ở dạng cation Fe2+ và anion:HCO3-
Một loại xăng là hỗn hợp của các ankan có công thức phân tử là và . Để đốt cháy hoàn toàn 6,95 g xăng đó phải dùng vừa hết 17,08 lít (lấy ở đktc). Xác định phần trăm về khối lượng của từng chất trong loại xăng đó.
Đặt lượng C7H16 là x mol, lượng C8H18 là y mol.
100x + 114y = 6,95 (1)
x mol 11x mol
y mol 12,5 y mol
11x + 12,5y = = 0,7625 (2)
Từ (1) và (2), tìm được x = 0,0125 ; y = 0,05.
% về khối lượng của C7H16: ((. 100% = 18,0%.
% về khối lượng của C8H18 : 100% - 18% = 82,0%.
Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
a) Phản ứng của nồng độ
Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng
Giải thích:
- Điều kiện để các chất phản ứng được với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn.
- Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi va chạm đều gây ra phản ứng, chỉ có những va chạm có hiệu quả mới xảy ra phản ứng. Tỉ số giữa số va chạm có hiệu quả và số va chạm chung phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng, nên các phản ứng, nên các phản ứng khác nhau có tốc độ phản ứng không giống nhau.
b) Ảnh hưởng của áp suất
Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng
Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
c) Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dẫn đến hai hệ quả sau:
- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.
- Tần số va chạm có hiệu quả các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.
d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt
Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Chất rắn với kịch thước hạt nhỏ có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kịch thước hạt lớn hơn cùng khối lượng, nên có tốc độ phản ứng lớn hơn.
e) Ảnh hưởng của chất xúc tác
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
Giải thích: Người ta cho rằng sự hấp thụ các phân tử chất phản ứng trên bề mặt chất xúc tác làm tăng hoạt tính của chúng. Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB