Bài toán liên quan tới phản ứng đốt cháy và phản ứng thủy phân este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là:


Đáp án:
  • Câu A. isopropyl axetat

  • Câu B. etyl axetat

  • Câu C. metyl propionate Đáp án đúng

  • Câu D. etyl propionat.

Giải thích:

nCO2 = nH2O = 0,2 mol; mO2 = mCO2 + mH2O - mX = 8 g; Þ nO2 = 0,25 mol; nO(X) = 0,1 mol; Þ Trong X, nC : nH : nO = 2 : 4 : 1 Þ X là C4H8O hay là metyl propionat. Đáp án C. Lời giải chi tiết: nCO2 = nH2O = 0,2 mol Þ X là este no đơn chức Þ CTPT X: CnH2nO2 CnH2nO2 ® nCO2 ..0,2/n............0,2 Þ 4,4 = (14n+32).(0,2/n) Þ n = 4 Þ nX = 0,2/4 = 0,05 mol R1-COO-R2 + NaOH ® R1-COONa + R2-OH .....0,05..........................0,05 Þ R1+67 = 4,8/0,05 Þ R1=29 (C2H5Þ X là: C2H5COOCH3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ion nào dưới đây là axit theo thuyết Bron – stêt?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ion nào dưới đây là axit theo thuyết Bron – stêt?


Đáp án:
  • Câu A. SO42-

  • Câu B. NH4+

  • Câu C. NO3-

  • Câu D. SO32-

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.


Đáp án:

 Ta có: nNO = 0,02 (mol); nFe ban đầu = 0,0375 (mol)

Nếu Fe phản ứng hết, số mol electron nhường = 0,0375 × 3= 0,1125 > 0,06 Fe dư, Cu chưa phản ứng với dung dịch HNO3.

   Như vậy sau khi phản ứng kết thúc Fe dư, Cu chưa phản ứng muối tạo ta là Fe(NO3)2: mFe(NO3)2 = 0,03 × 180 = 54(gam)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau: Al – Fe; Al – Cu ; Cu – Fe.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau:

Al – Fe; Al – Cu ; Cu – Fe.


Đáp án:

Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu hợp kim, mẫu thử nào có khí thoát ra là Al-Fe và Al-Cu, mẫu thử nào không có khí thoát ra là Cu-Fe

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Cho dung dịch HCl đến dư vào hai mẫu thử trên, mẫu thử nào không hòa tan hết là Al-Cu, mẫu thử nào tan hết là Al-Fe

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Trình bày tính chất hóa học của Beri
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất hóa học của Beri


Đáp án:

- Be là chất khử mạnh nhưng yếu hơn Li và Mg. Trong hợp chất tồn tại dưới dạng ion Be2+.

Be → Be2+ + 2e

a. Tác dụng với phi kim

2 Be + O2 → 2 BeO

- Trong không khí, Be bị oxi hóa chậm tạo thành màng oxit mỏng bào vệ kim loại, khi đốt nóng Be bị cháy trong oxi.

b. Tác dụng với axit

- Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:

Be + H2SO4 → BeSO4 + H2

- Với dung dịch HNO3:

3Be + 8HNO3(loãng,nóng) → 3Be(NO3)2 + 2NO + 4H2O

c. Tác dụng với nước

- Ở nhiệt độ thường, Be không phản ứng.

d. Tác dụng với dung dịch kiềm

- Be tác dụng với dung dịch bazơ mạnh

Be + 2NaOH + 2H2O → Na2[Be(OH)4] + H2

Be + 2NaOH n/c → Na2BeO2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng của Ca(OH)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều khu vực hiện nay. Để xử lý sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+, Fe3+, Cu2+ , Hg2+ … người ta có thể dùng ?

Đáp án:
  • Câu A. H2SO4

  • Câu B. NaCl

  • Câu C. Ca(OH)2

  • Câu D. HCl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…