Bài toán liên quan tới phản ứng đốt cháy chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic, metyl axetat, anđehit axetic và etylen glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 64,8

  • Câu B. 43,5

  • Câu C. 53,9 Đáp án đúng

  • Câu D. 81,9

Giải thích:

HD : Các hợp chất trong X gồm C3H4O; C3H6O2; C2H4O và C2H6O2 Trong 29,2 gam hỗn hợp X : mO = 29,2 – 1,15.12 – 1,3.2 = 12,8 gam => nO = 0,8 mol Đặt : nC3H4O + nC2H4O = a mol ; nC3H6O2 + nC2H6O2 = b mol  a + 2b = 0,8 và nH2O = 2a + 3b = 1,3 => a = 0,2 ; b = 0,3 Trong 36,5 gam X : nandehit = 0,25 mol => nAg = 0,5 mol => mAg = 54 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy trình bày cách pha chế: a) 150 g dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% b) 250 ml dung dịch NaOH 0,5 M từ dung dịch NaOH 2M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày cách pha chế:

a) 150 g dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20%

b) 250 ml dung dịch NaOH 0,5 M từ dung dịch NaOH 2M


Đáp án:

a) Khối lượng chất tan cần để pha 150 g dung dịch CuSO4 2%: m = (2.150)/100 = 3g

Khối lượng dung dịch CuSO4 20% ban đầu có chứa 3 g CuSO4:  mdd = (3.100)/20 = 15g

Khối lượng nước cần pha chế là: mnước = 150 – 15 = 135 g.

Pha chế: lấy 15 g dung dịch CuSO4 20% vào cốc thêm 135 g H2O vào và khuấy đều, được 150g dung dịch CuSO4 2%.

b) Số mol chất tan trong 250 ml dung dịch NaOH 0,5M.

nNaOH = (0,5.250)/100 = 0,125 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M có chứa 0,125 mol NaOH là: VNaOH = 0,125/2 = 0,0625 l = 62,5 ml

Pha chế: Đong lấy 62,5 ml dung dịch NaOH 2M cho vào cốc chia độ có dung tích 500ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 250 ml và khuấy đều ta được 250 ml dung dịch 0,5M.

 

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ của phản ứng sau: Al + CuO → Al2O3 + Cu a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng, tùy chọn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của phản ứng sau:

   Al + CuO → Al2O3 + Cu

   a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

   b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng, tùy chọn.


Đáp án:

 a) Phương trình hóa học:

   2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

   b) Cứ 2 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử CuO.

   Cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1 phân tử Al2O3.

   Cứ 1 phân tử Al2O3 được tạo ra cùng với 3 nguyên tử Cu.

   Cứ 3 phân tử CuO phản ứng tạo ra 3 nguyên tử Cu.

Xem đáp án và giải thích
Bạn em cho rằng có thể biến đổi kim loại Pb thành kim loại Au. Để chứng minh cho ý tưởng của mình, bạn em ngâm một lá chì nhỏ trong một dung dịch trong suốt. Sau ít phút lấy lá chì ra khỏi dung dịch, nhận thấy lá kim loại ban đầu đã biến đổi thành kim loại có màu vàng. a) Ý tưởng của bạn em có đúng không? Vì sao? b) Dung dịch trong suốt mà bạn em đã từng dùng là dung dịch gì? c) Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bạn em cho rằng có thể biến đổi kim loại Pb thành kim loại Au. Để chứng minh cho ý tưởng của mình, bạn em ngâm một lá chì nhỏ trong một dung dịch trong suốt. Sau ít phút lấy lá chì ra khỏi dung dịch, nhận thấy lá kim loại ban đầu đã biến đổi thành kim loại có màu vàng.

a) Ý tưởng của bạn em có đúng không? Vì sao?

b) Dung dịch trong suốt mà bạn em đã từng dùng là dung dịch gì?

c) Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.





Đáp án:

a) Ý tưởng của bạn em không đúng. Vì các phản ứng hoá học chỉ làm thay đổi cấu trúc lớp electron bên ngoài của nguyên tử. Chúng ta đã biết nguyên tử của nguyên tố hoá học được đặc trưng bằng số proton trong hạt nhân nguyên tử. Phản ứng hoá học không thể làm thay đổi các thành phần trong hạt nhân. Do đó không thể biến đổi Pb thành Au bằng phản ứng hoá học được.

b) Dung dịch đã dùng có chứa ion Au3+, thí dụ dung dịch AuCl3.

c) Pb đã khử ion Au3+ thành Au và phủ một lớp bên ngoài kim loại Pb:




Xem đáp án và giải thích
Tính acid - baso
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất sau C2H5OH(1), CH3COOH(2), CH2=CH–COOH (3), C6H5OH(4), p–CH3–C6H4OH (5), C6H5–CH2OH(6). Sắp xếp theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm –OH của các chất trên là:

Đáp án:
  • Câu A. (3), (6), (5), (4), (2), (1)

  • Câu B. (1), (5), (6), (4), (2), (3)

  • Câu C. (1), (6), (5), (4), (3), (2)

  • Câu D. (1), (6), (5), (4), (2), (3)

Xem đáp án và giải thích
Chỉ số axit là số miligam KOH cần để trung hoà axit béo tự do có trong 1 g chất béo. Để xà phòng hoá 100 kg chất béo (giả sử có thành phần là triolein) có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg kali hiđroxit. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng muối thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ số axit là số miligam KOH cần để trung hoà axit béo tự do có trong 1 g chất béo. Để xà phòng hoá 100 kg chất béo (giả sử có thành phần là triolein) có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg kali hiđroxit. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng muối thu được



Đáp án:

Chất béo có công thức (C17H33COO)3C3H5 tác dụng với kiềm :

(C17H33COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H33COOK + C3H5(OH)3 (1)

Phản ứng trung hoà axit:

RCOOH + KOH → RCOOK + H2O          (2)

KOH= 14100 g→ n KOH=251,786 mol

Số g KOH để trung hoà axit béo là 700 g ứng với số mol KOH là 12,5 mol.

Theo(2) :nRCOOH = nKOH= 12,5 mol

nH2O= nRCOOH= 12,5 mol

→m H2O = 12,5.18 = 225 (g)

Số mol KOH tham gia phản ứng (1) là : 251,786 - 12,5 = 239,286 (mol)

Số mol glixerol sinh ra =13. n KOH= 79,762 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :

mmuối=m chất béo + mKOH - mnước - mglixerol

= 100000 + 14100 - 225 - 79,762.92 = 106536,896 (g) =106,54 kg.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…