Bài toán liên quan tới phản ứng đốt cháy amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức X, người ta thu được 12,6 g H2O, 8,96 lít khí CO2 và 2,24 lít N2 (các thể tích khí đo được ở đktc). X có công thức phân tử là (N=14, C=12, H=1, O=16):


Đáp án:
  • Câu A. C3H9N

  • Câu B. C2H7N Đáp án đúng

  • Câu C. C4H11N

  • Câu D. C5H13N

Giải thích:

X là amin đơn chức nên chỉ có thành phần: C; H; N; Bảo toàn nguyên tố: nC = nCO2 = 0,4 mol; nH = 2nH2O = 1,4 mol; nN = 2nN2 = 0,2 mol ; → nC : nH : nO = 0,4 : 1,4 : 0,2 = 2 : 7 : 1 ; Amin thỏa mãn là: C2H7N ; → B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc); - Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).  Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);

- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). 

Tìm m?


Đáp án:

Hỗn hợp sau phản ứng phản ứng với NaOH → sau khi nung nóng hỗn hợp có Al dư. Chất rắn Y gồm Al dư; Fe; Al2O3

Phần 2: Áp dụng định luật bảo toàn electron:

3.nAl dư = 2.nkhí → nAl dư = (0,0375.2):3 = 0,025 mol

Phần 1: Áp dụng định luật bảo toàn electron:

2.nFe + 3.nAl dư = 2.nkhí → nFe = (2.0,1375 – 3.0,025):2 = 0,1 mol

→ Số mol Fe trong Y = 0,1.2 = 0,2 mol

2Al (0,2) + Fe2O3 (0,1) → Al2O3 + 2Fe (0,2 mol)

nAl ban đầu = nAl pư + nAl dư → 0,2 + 0,025.2 = 0,25 mol

m = 0,25.27 + 0,1.160 = 22,75 gam.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của phenol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là:


Đáp án:
  • Câu A. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.

  • Câu B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.

  • Câu C. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.

  • Câu D. nước brôm, anhidrit axetic, dung dịch NaOH .

Xem đáp án và giải thích
Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.


Đáp án:

Khối lượng của 1,00 lít nước là:

m = D.V = 1,00.1000 = 1000g

Nhiệt lượng mà 1000 gam nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 25oC đến 100oC là:

Q = 1000.4,18(100 - 25) = 313500(J) = 313,5 KJ

Đó là nhiệt lượng mà khí metan khi đốt cháy cần phải toả ra.

Khối lượng metan cần phải đốt cháy là:

m = 313,5/55,6 = 3135/556

Số mol metan cần phải đốt cháy là:

n = m/M = 3135/[556.16] =3135/8896 mol

Vậy thể tích khí metan (đktc) cần phải đốt cháy là:

V = n.22,4 = 7,89 lít.

Xem đáp án và giải thích
Cho công thức hóa học một số chất như sau: a) Axit sufuhidric: H2S b) Nhôm oxit: Al2O3 c) Liti hidroxit: LiOH d) Magie cacbonat: MgCO3 Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho công thức hóa học một số chất như sau:

   a) Axit sufuhidric: H2S

   b) Nhôm oxit: Al2O3

   c) Liti hidroxit: LiOH

   d) Magie cacbonat: MgCO3

   Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.


Đáp án:

a) Trong phân tử H2S:

- Do hai nguyên tố H và S tạo nên.

- Gồm có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 1.2 + 32 = 34đvC

b) Trong phân tử Al2O3:

- Do 2 nguyên tố Al và O tạo nên.

- Gồm có 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 27.2 + 16.3 = 102đvC

c) Trong phân tử LiOH:

- Do 3 nguyên tố Li, O và H tạo nên.

- Gồm có 1 nguyên tử Li, 1 nguyên tử O và 1 nguyên tử H liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 7 + 16 + 1 = 24 đvC

d) Trong phân tử MgCO3:

- Do 3 nguyên tố Mg, C, và O tạo nên.

- Gồm có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O liên kết với nhau trong 1 phân tử

- Có PTK: 24 + 12 + 16.3 = 84đvC

Xem đáp án và giải thích
Khi điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl2 thu được không bị chuyển thành hợp chất sắt(III), người ta có thể cho thêm vào dung dịch lượng dư chất nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl2 thu được không bị chuyển thành hợp chất sắt(III), người ta có thể cho thêm vào dung dịch lượng dư chất nào?


Đáp án:

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ => Việc thêm Fe sẽ ngăn quá trình Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…