Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin (là đồng đẳng) và hai anken cần vừa đủ 0,2775 mol O2, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 11,43 gam. Giá trị lớn nhất của m là:
Câu A. 2,55.
Câu B. 2,97. Đáp án đúng
Câu C. 2,69.
Câu D. 3,25.
Đặt nCO2 = a; nH2O = b; Ta có: 44a + 18b = 11,43, 2a + b = 0,555 (BTNT: O); Þ a = 0,18 mol và b = 0,195 mol; Ta có: nH2O - nCO2 = 0,015 mol; Sự chênh lệch này là do đốt cháy amin nên hai amin này no, mạch hở. Đặt CT chung của hai amin là CnH2n+2-x(NH2)x; CnH2n+2-x(NH2)x ---O2---> nCO2 + (n+1+0,5x)H2O + x/2N2; Ta có: nH2O - nCO2 = 0,015 = (1 + 0,5x) Þ nN2 = 0,5x.namin < 0,015 Þ mnito < 0,42; Bảo toàn khối lượng, ta có: m(hỗn hợp) + mO2 = mCO2 + mH2O +mN2; Þ m = 11,43 + mN2 - 8,88 < 2,97; Vậy khối lượng lớn nhất của m là 2,97g.
Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic, và triglyxerit X có tỉ lệ mol 4:3:2. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 3,26 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác thuỷ phân hoàn toàn m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 38,22 gam hỗn hợp 2 muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là?
Giải
Gọi số mol của axit oleic, axit panmitic và triglixerit X lần lượt là 4x, 3x và 2x mol
Axit oleic: C17H33COOH: 4x mol
Axit panmitic: C15H31COOH: 3x mol
(C15H31COO)k(C17H33COO)3-kC3H5: 2x
Quy đổi hỗn hợp E thành:
C17H33COOH: (10x – 2kx); C15H31COOH: (3x + 2kx); C3H5(OH)3: 2x; -H2O
Ta có: phản ứng đốt cháy hỗn hợp E
C18H34O2 + 25,5O2 → 18CO2 + H2O
C16H32O2 + 23O2 → 16CO2 + 16H2O
C3H8O3 + 3,5O2 → 3CO2 + 4H2O
Ta có: nO2= 23.(3x + 2kx) + 25,5(10x – 2kx) + 3,5.2x = 331x – 5kx = 3,26 (1)
Muối gồm :
C17H33COONa: 10x – 2kx
C15H31COONa: 3x + 2kx
→ m(muối) = 304.(10x – 2kx) + 278.( 3x + 2kx) = 3874x - 52kx = 38,22 (2)
Từ 1,2 => x = kx = 0,01 => k = 1
→ Triglixerit X là (C15H31COO)(C17H33COO)2C3H5: 0,02 mol
→ mE = 282.0,04 + 256.0,03 + 858.0,02 = 36,12g
%mX = (858.0,02)/36,12 = 47,51%
Xicloankan đơn vòng X có tỉ khối so với nitơ bằng 2,0. Lập công thức phân tử của X. Viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo) minh họa tính chất hóa học của X, biết rằng X tác dụng với H2 (xt Ni) chỉ tạo ra một sản phẩm.
Gọi CTPT của xicloankan đơn vòng X cần tìm là C2H2n+2 (n ≥ 3)
MCnH2n = 2MN2 = 2.28 = 56 ⇒ 14n = 56 ⇒ n = 4 ⇒ C4H8
Vì X tác dụng với H2 (xúc tác Ni) chỉ tạo ra một sản phẩm nên CTCT của X là:
PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của X là:
1. Phản ứng thế :
2. Phản ứng cộng:
3. Phản ứng oxi hoá: C4H8 + 6O2 → 4CO2 + 4H2O
Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?
Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 0,5.2+1.3 = 4 mol
Thể tích của dung dịch sau khi trộn là: V = 2+3 = 5 lít
Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là:
Áp dụng công thức: CM = 4/5 = 0,8 mol/l
Hợp chất nào sau đây tác dụng được với vàng kim loại?
Câu A. Không có chất nào.
Câu B. Axit HNO3 đặc nóng.
Câu C. Dung dịch H2SO4 đặc nóng.
Câu D. Hỗn hợp axit HNO3 và HCl có tỉ lệ số mol 1:3.
Hãy cho biết những ứng dụng của khí oxi và ozon.
Ứng dụng của oxi:
- Oxi có vai trò quyết định với sự sống của con người và động vật.
- Oxi cần trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, hàn cắt kim loại ...
Ứng dụng của ozon :
- Trong thương mại, người ta dùng ozon để tẩy trắng các loại tình bột, dầu ăn và nhiểu chất khác.
- Trong đời sống, người ta dùng ozon để khử trùng nước ăn, khử mùi. Trong y khoa, ozon được dùng chữa sâu răng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet