Bài toán liên quan đến phản ứng đốt cháy của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn a mol một peptit X (được tạo ra từ amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1- NH2 và 1-COOH) thu được b mol CO2 và c mol H2O và d mol N2. Biết b - c = a. Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy gấp đôi so với lượng cần thiết phản ứng) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là? (cho C=12; H=1; O=16, N=14, Na=23)


Đáp án:
  • Câu A. 60,4 Đáp án đúng

  • Câu B. 76,4

  • Câu C. 30,2

  • Câu D. 28,4

Giải thích:

Đáp án A Phân tích: Ta đặt công thức của peptit là CnH2n+2-xOx+1Nx và a = 1; nCO2 = b = n; nH2O = c = n + 1 - 0,5x; Mà b - c = a nên n - (n +1 - 0,5x) = 1 Þ x = 4; Suy ra X là tetra peptit; Ta có : X + 4NaOH ® Muối + H2O; Suy ra mrắn = mNaOH - mH2O = 0,2.4.2.40 - 0,2.18 = 60,4 g; Chú ý: Nếu không đọc kĩ là lượng NaOH lấy gấp đôi so với lượng cần thiết thì ta sẽ tính thiếu lượng NaOH dư sau phản ứng cũng là chất rắn. Ví dụ ở bài này nếu tính thiếu thì ta sẽ khoanh lộn đáp án D.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Số phát biểu đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (2) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn. (3) Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt. (4) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa. (5) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. (6) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (7) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì có cùng công thức là (C6H10O5)n. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Axit cacboxylic là gì? Phân loại axit cacboxylic theo cấu tạo gốc hiđrocacbon.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Axit cacboxylic là gì? Phân loại axit cacboxylic theo cấu tạo gốc hiđrocacbon.


Đáp án:

Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hidro.

Có bốn loại: axit no, axit không nó, axit htowm, và axit đa chức.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định công thức anken dựa vào phản ứng hiđrat hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là:


Đáp án:
  • Câu A. 2-metylpropen và but-1-en.

  • Câu B. propen và but-2-en

  • Câu C. eten và but-2-en.

  • Câu D. eten và but-1-en.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được lượng Ag. Tính tổng số mol Ag  thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được lượng Ag. Tính tổng số mol Ag  thu được


Đáp án:

 Vì hiệu suất phản ứng thủy phân là 75% nên tổng số mol mantozơ và saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân là (0,02 + 0,01).75% = 0,0225 mol.

    Số mol của mantozơ dư sau phản ứng thủy phân là 0,01.25% = 0,0025 mol.

    Sơ đồ phản ứng :

    C12H22O11 (gồm mantozơ và saccarozơ phản ứng) → 2C6H12O6 → 4Ag         (1)

    C12H22O11 (mantozơ dư) → 2Ag     (2)

    Saccarozơ dư không tham gia phản ứng tráng gương.

    Theo sơ đồ (1) và (2) suy ra tổng số mol Ag tạo ra là 0,095 mol.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm dung dịch sau:  a/   CH3CH2 NH2 ; NH2-CH2-COOH; CH3COONa. b/    C6H5NH2; NH2-CH2-COOH; CH2OH-CHOH-CH2OH; CH3-CHO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm dung dịch sau:

 a/   CH3CH2 NH2 ; NH2-CH2-COOH; CH3COONa.

b/    C6H5NH2; NH2-CH2-COOH; CH2OH-CHOH-CH2OH; CH3-CHO.


Đáp án:

a) Dùng quì tím: hai dung dịch làm quì tím hóa xanh là CH3CH2NH2 và CH3COONa, còn H2N-CH-COOH không làm quì tím đổi màu. Axit hóa hai dung dịch làm quì chuyển màu xanh, dung dịch cho khí có mùi dấm thoát ra là CH3COONa. Hay cho hai dung dịch tác dụng với KNO2 và HCl thì amin sẽ cho khí thoát ra: CH3COONa + H2SO4 → CH3COOH + NaHSO4

    CH3CH2NH2 + KNO2 + HCl → CH3-CH2-OH + N2 + H2O + KCl

    b) Cho vài giọt chất vào các ống nghiệm chứa nước Br2, chất nào tạo ra kết tủa trăng là C6H5NH2, chất nào làm nhạt màu dung dịch là CH3-CHO/ hai dung dịch còn lại tác dụng với Cu(OH)2/OH-, chất hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là CH2OH-CHOH-CH2OH, còn lại là: H2N-CH-COOH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…