Câu A. 32 Đáp án đúng
Câu B. 24
Câu C. 28
Câu D. 36
- Qui đổi, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích - Áp dụng công thức tính nhanh khi Hỗn hợp chất + HNO3 tạo sản phẩm khử của Nitơ. nH+ = 2nO + 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4+ ; B1: lập phương trình liên quan đến số mol H+ phản ứng. Đặt a làm thể tích dung dịch Y và b là số mol NH4+. Trong X: mKL = 0,8m ; mO = 0,2 m (qui hỗn hợp về kim loại và oxi). => nH+ = 4nNO + 10nNH4+ +2nNO ; => 0,08.4 + 10b + 2.0,2m/16 = 2.1,65a(1); B2: Lập phương trình liên quan đến khối lượng muối sau phản ứng Bảo toàn N: nNO3(Z) = a - 0,08 - b. => mmuối = 0,8m + 18b + 23a + 62.(a - 0,08 - b) + 96.1,65a = 3,66m (2); B3: Lập phương trình liên quan đến bảo toàn điện tích các ion trong dung dịch sau phản ứng với KOH. Khi KOH phản ứng với X thì sản phẩm chứa 1,22 mol K+; a mol Na+ ; 1,65a mol SO4(2-), và (a- 0,08 - b) mol NO3- . Bảo toàn điện tích: nK + nNa = 2nSO4 + nNO3 ; => 1,22 + a = 1,65a .2 + a - 0,08 - b (3); Từ 1,2,3 => a = 0,4 ; b = 0,02 => m= 32 gam. Đáp án A
Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion:
Câu A. NaCl
Câu B. HCl
Câu C. H2O
Câu D. Cl2
a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp
b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa
a) Cấu tạo của phân tử xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều gồm hai phần : một đầu phân cực ( ưa nước), tan tốt trong nước và một đuôi dài không phân cực ( kị nước, ưa dầu mỡ), tan tốt trong dầu mỡ là nhóm : CxHy (thường x > 15).
Sự khác nhau là ở đầu phân cực :
+ Ở phân tử xà phòng là nhóm COO-Na+
+ Ở phân tử chất giặt rửa là nhóm OSO3-Na+.
b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa
Đuôi ưa dầu mỡ của xà phòng thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm COO-Na+ ưa nước lại có xu hướng kéo các vết bẩn ra phía các phân tử nước. Kết quả là các vết bẩn được chia rất nhỏ, bị giữ chặt bởi các phân tử xà phòng, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.
Cho một ít bột sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần. Nhưng cho một ít bột đồng vào dung dịch sắt (III) sunfat nhận thấy màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần và sau đó lại có màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Màu xanh nhạt dần do lượng CuSO4 giảm dần trong quá trình phàn ứng.
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
Màu nâu màu xanh
Màu nâu nhạt dần (Fe2(SO4)3 giảm dần) và màu xanh xuất hiện do CuSO4 sinh ra
Cho hai đồng vị: 11H (kí hiệu là H) và 21H (kí hiệu là D)
a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có.
b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử.
c) Một lít khí hiđro giàu đơteri ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,05gam. Tính thành phần phần trăm khối lượng từng đồng vị của hiđro.
a) Có 3 loại công thức phân tử hiđro là: H2; HD; D2.
b) Phân tử khối của mỗi phân tử là:
H2: 1. 2 =2 đvC
HD: 1 + 2= 3 đvC
D2: 2.2 = 4 đvC
c) 1lit khí nặng 0,05 g ⇒ 1 mol (22,4 l) nặng 0,05. 22,4 = 1,12g
⇒ AH = 1,12 g/mol
Gọi x là phần trăm của đồng vị D
⇒ phần trăm của đồng vị H là (100 - x)
=> 2x/100 + (1.(100-x))/100 = 1,12
Giải ra được %D = 12%; %H = 88%.
Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam một amino axit có 1 nhóm –COOH được 0,6 mol CO2, 0,5 mol H2O và 0,1 mol N2. Tính công thức phân tử của amino axit?
Ta có X có dạng CxHyO2Nz
2CxHyO2Nz → 2xCO2 + yH2O + zN2
nC = nCO2 = 0,6 mol.
nH = 2 × nH2O = 2 × 0,5 = 1 mol.
nN = 2 × nN2 = 2 × 0,1 = 0,2 mol.
mO = mX - mC - mH - mN = 17,4 - 0,6 × 12 - 1 × 1 - 0,2 × 14 = 6,4 gam.
nO = = 0,4 mol.
Ta có x: y: 2: z = nC: nH: nO: nN = 0,6: 1: 0,4: 0,2 = 3: 5: 2: 1
Vậy X là C3H5O2N
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet