Bài toán amin tác dụng với dung dịch axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V:


Đáp án:
  • Câu A. 320 Đáp án đúng

  • Câu B. 160

  • Câu C. 720

  • Câu D. 329

Giải thích:

Áp dụng bảo toàn khối lượng: mhỗn hợp + mHCl = mmuối; => mHCl = mmuối - mhỗn hợp = 47,52 - 30 = 17,52 gam, => nHCl = 17,52 : 36,5 = 0,48 mol; Ta có: n = CM . V => V = n : CM = 0,48 : 1,5 = 0,32 lít = 320 ml;

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2S04 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2S04 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V



Đáp án:

Số mol các chất và ion như sau : Cu : 0,05 mol, H+ : 0,12 mol, NO3 -: 0,08 mol.

Sử dụng phương trình ion thu gọn, ta có :

3Cu + 8H+ + 2NO3+ 3e → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

H+ phản ứng hết ⟹ nNO = 0,03 (mol).

⟹ VNO = 0,672 (lít)



Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất của gluxit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất của gluxit 


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.

Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic C6H12O7.

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.

Ag2O thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.

2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.

- Bước 1: Cho 3 mẫu thử chứ các dung dịch glucozơ, saccarozơ, tinh bột lần lượt tác dụng với dung dịch iot.

Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra.

Giải thích: - Iot làm xanh hồ tinh bột

- Bước 2: Tiếp tục cho mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ.

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.

Giải thích: Glucozo có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozo thành axit gluconic và tạo tủa bạc bám trên thành ống nghiệm.

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được bao nhiêu gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được bao nhiêu gam?


Đáp án:

nCu = 0,12 mol

nH+ = 0,32 mol ; nNO3- = 0,12 mol ; nSO42- = 0,1 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,12   0,32   0,12

0,12   0,32   0,08   0,12

0        0         0,04

mmuối = mCu2+ + mSO42- + mNO3- dư = 19,76 gam

Xem đáp án và giải thích
Có ba ống nghiệm không dán nhãn đựng ba dung dịch axit đặc riêng biệt là HNO3,H2SO4,HCl.Chỉ dùng một hóa chất, hãy nêu cách phân biệt mỗi ống nghiệm trên. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba ống nghiệm không dán nhãn đựng ba dung dịch axit đặc riêng biệt là Chỉ dùng một hóa chất, hãy nêu cách phân biệt mỗi ống nghiệm trên. Viết các phương trình hóa học.



Đáp án:

Dùng Cu kim loại có thể nhận ra từng axit:

Cho mẫu Cu vào 3 ống nghiệm đựng riêng biệt từng axit và đun nóng. Nếu có khí không màu, mùi hắc thoát ra, dung dịch chuyển thành màu xanh thì đó là  đặc :

Nếu có khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển màu xanh, axit đó là  :

 

Nếu không có hiện tượng gì, đó là HCl đặc.




Xem đáp án và giải thích
Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau: a) Liên kết ion. b) Liên kết cộng hóa trị không cực. c) Liên kết cộng hóa trị có cực.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau:

a) Liên kết ion.

b) Liên kết cộng hóa trị không cực.

c) Liên kết cộng hóa trị có cực.


Đáp án:

So sánh Liên kết cộng hóa trị không cực Liên kết cộng hóa trị có cực Liên kết ion
Giống nhau về mục đích Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e)
Khác nhau về cách hình thành liên kết Dùng chung e. Cặp e không bị lệch Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn Cho và nhận electron
Thường tạo nên Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau Giữa kim loại và phi kim
Nhận xét Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…