Thí nghiệm 1. Nhận biết NH4+ và CO32-
- Tiến hành TN:
+ Ống 1: Lấy dd (NH4)2CO3 cho tác dụng với dd HCl loãng, quan sát hiện tượng
+ Lần lượt cho dd (NH4)2CO3 (ống 2) và Na2CO3 (ống 3) tác dụng với lượng dư dd NaOH, đun nóng nhẹ, để trên miệng mỗi ống nghiệm 1 mảnh giấy quỳ tím ẩm.
- Hiện tượng:
+ Ống 1: Có khí không màu thoát ra
+ Ống 2: Có khí mùi khai thoát ra
+ Ống 3: Không có hiện tượng gì
- Giải thích, PTHH:
+ Ống 1: Tạo khí do xảy ra phản ứng trao đổi giữa muối (NH4)2CO3 và axit HCl
(NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O
+ Ống 2: Có khí mùi khai do (NH4)2CO3 tác dụng với NaOH sinh ra NH4OH
Đun nóng nhẹ phân hủy ngay thành khí NH3 có mùi khai
(NH4)2CO3 + 2NaOH → 2NH4OH + Na2CO3
NH4OH --t0--> NH3 + H2O
+ Ống 3: Muối Na2CO3 không phản ứng với NaOH
Thí nghiệm 2. Nhận biết các ion Fe2+, Fe3+
- Tiến hành TN:
+ Cho dd KSCN tác dụng với dd Fe3+. Quan sát
+ Cho dd KOH (hoặc NH3) tác dụng với dd Fe3+. Để lắng kết tủa
+ Cho dd Fe2+ tác dụng với dd NaOH (hoặc NH3). Để lắng kết tủa
- Hiện tượng, PTHH:
+ Cho dd KSCN tác dụng với dd Fe3+ tạo phức màu đỏ máu
Fe3+ + 3SCN- → Fe(SCN)3
+ Cho dd KOH tác dụng với dd Fe3+ tạo kết tủa nâu đỏ
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
+ Cho dd Fe2+ tác dụng với dd NaOH tạo kết tủa trắng xanh
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
Để 1 thời gian kết tủa chuyển màu vàng nâu do:
2Fe(OH)2 + 1/2 O2 + H2O → 2Fe(OH)3
Thí nghiệm 3. Nhận biết cation Cu2+
- Tiến hành TN:
+ Lấy vào ống nghiệm 1 ít dd Cu2+
+ Thêm từ từ dd NH3 loãng
+ Tiếp tục thêm NH3 đến khi tủa tan hết.
- Hiện tượng: Tạo kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan tạo phức có màu xanh lam đặc trưng.
- Giải thích: Lúc đầu Cu2+ tác dụng với NH3 tạo kết tủa Cu(OH)2.
Sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức.
PTHH:
Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4+
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
Thí nghiệm 4. Nhận biết anion NO3-
- Tiến hành TN:
+ Lấy vào ống nghiệm 1 ít dd KNO3, thêm vào 1 ít bột Cu, đun nóng nhẹ.
+ Thêm vài giọt dd H2SO4 loãng, đun nhẹ.
- Hiện tượng: Cu tan tạo dung dịch màu xanh, xuất hiện khí không màu bị hóa nâu ngoài không khí.
- Giải thích: Bột Cu tan tạo thành dung dịch màu xanh, tạo khí NO bay lên tác dụng với oxi trong không khí tạo thành khí NO2 màu đỏ nâu.
PTHH:
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
2NO + O2 → 2NO2
So sánh kim loại Mg và Ca về các mặt:
a) Cấu hình electron của nguyên tử.
b) Tác dụng với nước.
c) Phương pháp điều chế các đơn chất.
a) Cấu hình electron : Mg : [Ne]3s2; Ca : [Ar]4s2
b) Tác dụng với nước : Ca tác dụng với nước ở điều kiện thường còn Mg không tác dụng.
c) Phương pháp điều chế : Cả Ca và Mg đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hai muối MgCl2 và CaCl2.
Tầng ozon nằm ở độ, cao nào? Tác dụng của tầng ozon và tác hại khi nó bị thủng?
Nêu các phương pháp luyện thép và cho biết ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp.
Các phương pháp luyện thép:
+ Phương pháp Bet-xơ-me luyện thép trong lò thổi có hình quả lê, vỏ ngoài bằng thép, bên trong là lát gạch chịu lửa đi -nat. Luồng không khí mạnh thổi vào gang lỏng, đốt cháy các tạp chất trong gang tạo thành thép trong thời gian ngắn.
+ Nhược điểm của phương pháp Bet-xơ-me là không luyện được thép từ gang chứa nhiều photpho và không luyện được thép có thành phần theo ý muốn.
+ Quá trình luyện thép kéo dài 6 - 8 giờ nên người ta có thể phân tích được sản phẩm và cho thêm những chất cần thiết để chế được các loại thép có thành phần mong muốn.
+ Nhiệt lượng sinh ra trong lò hồ quang điện giữa các điện cực bằng than chì và của gang lỏng tạo ra nhiệt độ cao hơn và dễ điều chỉnh hơn so với các loại lò trên.
+ Phương pháp lò điện có ưu điểm là luyện được những loại thép đặc biệt mà thành phần có những kim loại khó nóng chảy như vonfam, molipđen, crom, ... và không chứa những tạp chất có hại như lưu huỳnh, photpho.
+ Nhược điểm của lò điện là dung tích nhỏ.
1,24 gam Na2O tác dụng với nước, được 100ml dung dịch. Nồng độ mol của chất trong dung dịch là
nNa2O = 0,02 mol
Na2O + H2O ---> 2NaOH
0,02 0,04
CM(NaOH) = 0,4 M
Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết dôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
Câu A. 29,25%
Câu B. 38,76%
Câu C. 40,82%
Câu D. 34,01%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB