Bài tập xác định khí tạo thành từ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là


Đáp án:
  • Câu A. SO2, O2 và Cl2

  • Câu B. Cl2, O2 và H2S.

  • Câu C. H2, O2 và Cl2. Đáp án đúng

  • Câu D. H2, NO2 và Cl2

Giải thích:

Fe + H2SO4 --(to)--> FeSO4 + H2 (X); Nhiệt phân KNO3: KNO3 --(to)--> KNO2 + 0,5O2 (Y); KMnO4 + 8HCl(đ) ----> KCl + MnCl2 + 2,5Cl2 (Z) + 4H2O; Vậy các khí X,Y,Z lần lượt là H2, O2, Cl2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m gam Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thì có 0,3 mol NaOH đã phản ứng. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thì có 0,3 mol NaOH đã phản ứng. Giá trị của m là


Đáp án:

nAl2O3= 2nNaOH

=> n Al2O3 = 0,3:2 =0,15 mol

=> m = 15,3 gam

Xem đáp án và giải thích
Vì sao nói được: Khi chất có phản ứng chính là phân tử phản ứng (nếu là đơn chất kim loại thì chất phản ứng là nguyên tử kim loại phản ứng).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao nói được: Khi chất có phản ứng chính là phân tử phản ứng (nếu là đơn chất kim loại thì chất phản ứng là nguyên tử kim loại phản ứng).

 

Đáp án:

Khi chất phản ứng chính là phân tử phản ứng vì hạt hợp thành hầu hết từ các chất là phân tử mà phân tử thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử, nên nguyên tử tham gia phản ứng (tạo ra liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác).

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. a) Xác định công thức phân tử của X. b) Đun 7,4 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,2 gam ancol Y và một lượng muối Z. Viết công thức cấu tạo của X và tính khối lượng của Z.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước.

a) Xác định công thức phân tử của X.

b) Đun 7,4 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,2 gam ancol Y và một lượng muối Z. Viết công thức cấu tạo của X và tính khối lượng của Z.


Đáp án:

a) Ta có:

nCO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol

nH2O = 5,4/27 = 0,3 mol

Vì nCO2 = nH2O => X là este no đơn chức mạch hở. Gọi CTPT của este X là CnH2nO2

CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 → nCO2 + nH2O

n este = 0,3/n => Meste = 7,4/0,3/n = 74/3n

⇔ 3(14n + 32) = 74n => n = 3

=> Công thức phân tử của este X là C3H6O2

b) Ta có:

nx = 7,4/74 = 0,1 (mol)

Gọi CTPT của X là RCOOR1.

RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH

nR1OH = nX = 0,1.

Y là rượu R1OH, Z là muối RCOONa

Vì este X là no đơn chức nên Y cũng là rượu no đơn chức. Gọi CTPT của Y là CmH2m+2O

My = 3,2/0,1 = 32 ⇔ 14m + 18 = 32 => m = 1

=> Y là: CH3OH

Do đó este X là: CH3COOCH3 và muối Z là: CH3COONa.

nZ = 0,1 (mol) => mZ = 0,1.82 = 8,2(g)

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch X?


Đáp án:

Ta có: nZn = 13/65 = 0,2 mol và nN2 = 0,448/22,4 = 0,02 mol

ne nhường = 2.nZn = 0,4 mol > ne nhận = 10.nN2 = 0,2 mol → phản ứng tạo thành NH4NO3.

nNH4NO3 = (0,4 - 0,2)/8 = 0,025 mol (vì khi tạo thành NH4N+O3: N + 8-3e → N)

Khối lượng muối trong dung dịch X là: 180.0,2 + 80.0,025 = 39,80 gam

Xem đáp án và giải thích
Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục, trong dung dịch có NaHCO3 được tạo thành. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và giải thích. Nhận xét về tính axit của phenol.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục, trong dung dịch có NaHCO3 được tạo thành. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và giải thích. Nhận xét về tính axit của phenol.


Đáp án:

C6H5ONa + CO2 + H2O      --t0--> C6H5OH ↓ + NaHCO3

- Dung dịch bị vẩn đục là do phản ứng tạo ra phenol.

- Nhận xét về tính axit của phenol: Phenol có tính axit yếu hơn nấc thứ nhất của axit cacbonic H2CO3, nên bị axit cacbonic đẩy ra khỏi dung dịch muối.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…