Các đại lượng nào sau đây của kim loại kiềm có liên quan với nhau : điện tích hạt nhân, năng lượng ion hoá, bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng ? Giải thích ngắn gọn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các đại lượng nào sau đây của kim loại kiềm có liên quan với nhau : điện tích hạt nhân, năng lượng ion hoá, bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng ? Giải thích ngắn gọn.



Đáp án:

Điện tích hạt nhân nguyên tử càng nhỏ, bán kính nguyên tử càng lớn, electron liên kết với hạt nhân càng kém chặt chẽ nên càng dễ tách ra khỏi nguyên tử, do đó năng lượng ion hoá nguyên tử càng nhỏ.

Điện tích hạt nhân càng nhỏ, bán kính nguyên tử càng lớn, lực hút của hạt nhân nguyên tử này với lớp vỏ electron của nguyên tử khác ở lân cận nhau càng yếu, các nguyên tử trong tinh thể liên kết với nhau càng kém chặt chẽ, do đó khối lượng riêng của kim loại kiềm nhỏ và nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chúng thấp.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O. Bằng cách nào để nhận biết 4 chất, nếu ta chỉ dùng nước và dung dịch axit HCl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O. Bằng cách nào để nhận biết 4 chất, nếu ta chỉ dùng nước và dung dịch axit HCl.


Đáp án:

- Hòa tan 4 chất vào nước ta thu được hai nhóm:

    + Nhóm tan nhiều trong nước có Na2CO3 và Na2SO4.

    + Nhóm ít tan trong nước có CaCO3 và CaSO4.2H2O.

- Nhỏ dung dịch HCl vào từng chất thuộc hai nhóm trên

    + Nhóm 1: Ống nghiệm có khí thoát ra là Na2CO3

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

    + Nhóm 2: Ống nghiệm có khí thoát ra là CaCO3

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố sau đây: K và Cl, Na và O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố sau đây: K và Cl, Na và O.


Đáp án:

Phân tử KCl

- Khi nguyên tử K và Cl gặp nhau, xảy ra: Nguyên tử K cho nguyên tử Cl 1 electron trở thành K+. (K -> K+ + 1e)

- Nguyên tử Cl nhận 1 electron của K để biến thể thành ion Cl- (Cl + le -> Cl-)

Phân tử Na2O

- Khi nguyên tử Na và O gặp nhau, xảy ra: Hai nguyên tử Na cho nguyên tử O là 2 electron và trở thành: 2Na+ (2Na -> 2Na+ + 2e)

- Nguyên tử O nhận 2 electron của 2 nguyên tử Na trở thành O2- (O + 2e -> O2-)

Các ion trái dấu hút nhau tạo thành phân tử ion Na2O:

2Na + O -> 2Na+ + O2- -> Na2O

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân 21,9 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân 21,9 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

MGly-Ala = 75 + 89 -18 = 146;

nGy-Ala = 0,15 mol

m = mGly-Ma + mAla-Na = 0,15.(97+111) = 31,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Dựa trên đặc điểm nào, người ta xếp các chất sau vào cùng một nhóm: a) Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ. b) Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa trên đặc điểm nào, người ta xếp các chất sau vào cùng một nhóm:

a) Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ.

b) Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

 

Đáp án:

Người ta sắp xếp các chất vào cùng một nhóm vì:

a) Đều là nhiên liệu.

b) Đều là gluxit.

Xem đáp án và giải thích
 Xenlulozơ điaxetat (X) được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Tìm công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm) của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Xenlulozơ điaxetat (X) được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Tìm công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm) của X


Đáp án:

[C6H7O2(OH)3]n + 2n(CH3CO)2O → [C6H7O2(OH)(OOCCH3)2]n (xenlulozo điaxetat) + 2nCH3COOH

⇒ Công thức đơn giản nhất là C10H14O7

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…