Vinyl fomat có công thức phân tử là:
Câu A. C3H6O2
Câu B. C4H6O2
Câu C. C2H4O2
Câu D. C3H4O2 Đáp án đúng
Vinyl fomat: HCOOCH=CH2 → D
Tên gọi của H2SO3 là gì?
H2SO3 là axit ít oxi
+ Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = Axit + tên phi kim + ơ.
⇒ H2SO3 có tên gọi là: axit sunfurơ
Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M, thu được V lít khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm V?
nCu = 0,1 mol;
∑nH+ = 0,24 mol; nNO3- = 0,12 mol.
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.
→ H+ hết → nNO = 0,06 mol → V = 1,344 lít
Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu suất chung của cả quá trình là 60% tính khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4 gam xeluluzơ
Số gam xenlulozơ đã tham gia phản ứng là 32,4.60%. Gọi x là số gam ancol etylic được tạo thành.
Theo (1) và giả thiết ta có :
Thủy tinh hữu cơ (hay thủy tinh plexiglas) là một vật liệu quan trong, được sử dụng làm kính máy bay, kính ôtô, kính chống đạn,....Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp chất nào?
Thủy tinh hữu cơ được tạo thành từ CH2=C(CH3)-COOCH3 (Metyl metacrylat)
Hoà tan hồn hợp gồm FeCln, Fe 2(SO4)3, CuO2 và CuSO4 vào nước thành 200 ml dung dịch A. Điện phân 100 lít dung dịch A cho đến khi hết ion Cl thì dừng điện phân thấy catot tăng 6,4 gam, đồng thời khối lượng dung dịch giàm 17,05 gam. Dung dịch sau diện phân phản ứng với NaOH vừa đủ thu được kất tủa B, nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam hỗn hợp hai oxit kim loại, cô cạn 100 ml dung dịch A thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là?
Tại catot có thể lần lượt xảy ra các quá trình:
(1) Fe3+ +1e → Fe2+
(2) Cu2+ + 2e → Cu
(3) Fe2+ + 2e → Fe
(4) 2H2O + 2e → OH- + H2
Tại anot có thể lần lượt xảy ra các quá trình:
2Cl- →Cl2 + 2e
2H2O → 4H+ + O2 + 4e
Sau khi điện phân A, cho dung dịch này phản ứng với NaOH thu được kết tủa B, nung B đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp 2 oxit. Trong A có 2 loại ion kim loại.
Mặt khác, khi điện phân dung dịch A cho đến khi hết ion Cl- thì catot tăng 6,4 gam.
⇒ Quá trình (2) đã xảy ra một phần, Cu2+ vẫn còn trong dung dịch sau điện phân.
Gọi số mol Fe3+, Cu2+, Cl-, SO42- trong 100ml dung dịch A lần lượt là a,b,c,d.
Khi điện phân hết Cl-, nCu2+ đã bị điện phân = 0,1 mol
Theo bảo toàn e: số e do Fe3+ và Cu2+ nhận bằng số mol Cl- nhường.
a + 0,1.2 = c (1)
Khối lượng dung dịch giảm gồm Cu2+ và Cl- đã phản ứng và bị tách ra khỏi dung dịch
6,4 + 35,5c = 17,05 (2)
Sau khi điện phân A, cho dung dịch này phản ứng với NaOH thu được kết tủa B, nung B đến khối lượng không đổi được 16 gam 2 oxit.
Fe3+ --> 0,5Fe2O3
a 0,5a
Cu2+ --> CuO
b - 0,1 b - 0,1
Suy ra: 160,0,5a + 80(b – 0,1) = 16 (3)
Theo định luật bảo toàn điện tích, đối với dung dịch A ta có:
3a + 2b = c + 2d (4)
Giải hệ phương trình ta được:
a = 0,1; b = 0,2; c= 0,3; d = 0,2
Khối lượng muối trong 100ml dung dịch A là 48,25 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet