Bài tập so sánh nhiệt độ sôi của hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

So sánh nhiệt độ sôi giữa các chất, trường hợp nào sau đây hợp lý:


Đáp án:
  • Câu A. C3H7OH < C2H5COOH < CH3COOCH3

  • Câu B. C2H5COOH < C3H7OH < CH3COOCH3

  • Câu C. CH3COOCH3 < C2H5COOH < C3H7OH

  • Câu D. CH3COOCH3 < C3H7OH < C2H5COOH Đáp án đúng

Giải thích:

Các chất có M gần như nhau thì dựa vào khả năng tạo liên kết hidro với nước tốt hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn và ngược lại axit C2H5COOH → ancol C3H7OH → CH3COOCH3; → D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết tủa phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết tủa phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch X?


Đáp án:

TN1: 150 ml dd Y (NaOH 2M) vào 100 ml dd X (AlCl3) → 7,8 gam kết tủa Al(OH)3

TN2: Thêm tiếp vào cốc trên 100 ml dd Y → 10,92 gam kết tủa Al(OH)3

nNaOH (1) = 0,15.2 = 0,3 mol, n↓(1) = 7,8/78 = 0,1 mol

nNaOH (2) = 0,1.2 = 0,2 mol, n↓(2) = 10,92/78 = 0,1 mol

Gọi nồng độ của AlCl3 là a M.

Theo đề bài khi cho nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2) = 0,3 + 0,2 = 0,5 mol vào 0,1a mol AlCl3 thì thu được 0,14 mol kết tủa Al(OH)3.

Vì 3nAl(OH)3 < nNaOH → xảy ra sự hòa tan kết tủa.

Khi đó 4nAlCl3 = nNaOH + nAl(OH)3 ⇔ 0,4a = 0,5 + 0,14 ⇔ a = 1,6 M.

Xem đáp án và giải thích
Protein
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là

Đáp án:
  • Câu A. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh lam.

  • Câu B. Có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.

  • Câu C. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.

  • Câu D. Có kết tủa xanh lam, kết tủa không bị tan ra.

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng hóa học: A + B → C Nồng độ ban đầu của A là 1 mol/l, của B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B chỉ còn 20% nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng hóa học: A + B → C

Nồng độ ban đầu của A là 1 mol/l, của B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B chỉ còn 20% nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?


Đáp án:

Bằng phương pháp phân hủy nước bằng dòng điện hoặc tổng hợp nước (thực nghiệm) để chứng minh thành phần định tính và định lượng của nước

PTHH: 2H2O → 2H2 + O2

            2H2 + O2 → 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Tại sao trong sơ đồ phân bố electron của nguyên tử cacbon (C: ls22s22p2), phân lớp 2p lại biểu diễn như sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao trong sơ đồ phân bố electron của nguyên tử cacbon (C: ls22s22p2), phân lớp 2p lại biểu diễn như sau:

 


Đáp án:

Theo quy tắc Hun thì sự phân bố electron vào các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa nên trong phân lớp 2p của cacbon phải biểu diễn như trên.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…