Bài tập so sánh lực bazơ của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp heo thứ tự lực bazo giảm dần là:


Đáp án:
  • Câu A. (4), (1), (5), (2), (3)

  • Câu B. (3), (1), (5), (2), (4)

  • Câu C. (4), (2), (3), (1), (5)

  • Câu D. (4), (2), (5), (1), (3) Đáp án đúng

Giải thích:

Các nhóm hút e (C6H5;…) làm giảm lực bazo ; Các nhóm đẩy e (R no;…) làm tăng lực bazo ; → Lực bazo: (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH ; → D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.

 

Đáp án:

1. Axit

Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Ví dụ: HCl → H+ + Cl

+ Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.

Ví dụ : H2SO4, H3PO4

+ Những axit mà tan trong nước phân li 1 nấc ra ion H+ gọi là các axit một nấc.

2. Bazo

Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.

Ví dụ : KOH → K+ + OH–

+ Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ + 2OH–

Zn(OH)2 ⇔ ZnO22- + 2H+

3. Muối

Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.

Ví dụ : K2CO3 → 2K+ + CO32-

+ Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.

+ Muối axit là muối mà anion gốc axit có khá năng phân li ra ion H+

Xem đáp án và giải thích
Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Mg, Al, Fe và Cu trong dung dịch HNO3 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khi phản ứng nhiệt phân kết thúc thu được tối đa bao nhiêu oxit


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết công thức dạng mạch hở của glucozo và nhận xét về các nhóm chức của nó (tên nhóm chức, số lượng, bậc nếu có). Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo dạng mạch hở của glucozo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức dạng mạch hở của glucozo và nhận xét về các nhóm chức của nó (tên nhóm chức, số lượng, bậc nếu có). Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo dạng mạch hở của glucozo?

 

Đáp án:

Công thức dạng mạch hở của glucozo

CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O

- Thí nghiệm khử hoàn toàn glucozo thu được hexan chứng tỏ 6 nguyên tử C của phân tử glucozo tạo thành 1 mạch hở không phân nhánh.

- Phân tử có 1 nhóm CH=O và 5 nhóm OH bậc 1 kề nhau.

Xem đáp án và giải thích
Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Nêu hai ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Nêu hai ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.


Đáp án:

Các biện pháp đã sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn:

1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại, các chất này không cho kim loại tiếp xúc.

2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: Người ta sản xuất một số hợp kim ít bị ăn mòn, ví dụ như thép không gỉ (inox) để làm các vật dụng, máy móc ...

Em đã sơn cánh cửa sắt, bôi mỡ lên ổ khóa để bảo vệ đồ dùng trong gia đình.

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng 4,8 gam bột magie với 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hõn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 4,8 gam bột magie với 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hõn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là?


Đáp án:

Mg + S to → MgS

MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

nMg = 4,8/24 = 0,2 (mol); nS = 4,8/32 = 0,15 (mol)

nH2S = nMgS = nS = 0,15 mol; nH2 = nMg (dư) = 0,2 – 0,15 = 0,05 (mol)

⇒ MY = (0,15.34 + 0,05.2)/(0,15 + 0,05) = 26 ⇒ dY/H2 = 26/2 = 13

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…