Bài tập phân biệt dung dịch KOH, HCl, H2SO4
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là


Đáp án:
  • Câu A. giấy quỳ tím

  • Câu B. BaCO3. Đáp án đúng

  • Câu C. Al

  • Câu D. Zn

Giải thích:

Chọn B Ta cho BaCO3 lần lượt vào các dung dịch KOH, HCl, H2SO4 ta thấy hiện tượng sau: Mẫu nào vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa xuất hiện thì đó là mẫu H2SO4. BaCO3 + H2SO4 --> BaSO4 (kt) + CO2 + H2O; Mẫu nào chỉ có khí thoát ra thì mẫu đó là HCl: BaCO3 + 2HCl --> CO2 + H2O + BaCl2; Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là mẫu KOH.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau : Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau : Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng.


Đáp án:

Gọi kim loại là M

Giả sử khối lượng ban đầu của thanh kim loại M là 1(gam), lượng kim loại tham gia phản ứng là x(mol)

M + Cd(NO3)2 → M(NO3)2 + Cd (1)

Theo (1):

1 mol M (M gam) → 1 mol Cd (112 gam) khối lượng tăng (112-M) gam

⇒ x mol M phản ứng → khối lượng tăng (112-M).x gam

% khối lượng tăng = [112-M).x]/1 . 100% = 0,47% (*)

M + Pb(NO3)2 → M(NO3)2 + Pb (2)

Theo (2):

1 mol M (M gam) → 1 mol Pb(207 gam) khối lượng tăng (207- M) gam

⇒ x mol M phản ứng → khối lượng tăng (207- M).x gam

% khối lượng tăng = [(207- M).x]/1.100% = 1,42% (**)

Từ (*) và (**) => [112 - M]/[207 - M] = 0,47/1,42 => M = 65, M là Zn.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nhẹ thu được 9,32 gam kết tủa và 2,24 lít khí thoát ra. Hỗn hợp X có khối lượng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nhẹ thu được 9,32 gam kết tủa và 2,24 lít khí thoát ra. Hỗn hợp X có khối lượng là bao nhiêu gam?


Đáp án:

NH4Cl (x mol); (NH4)2SO4 (y mol)

nBaSO4 = y = 0,04 mol

nNH3 = nNH4+ = x + 2y = 0,1 mol ⇒ x = 0,02 mol

mX = 0,02. 53,5 + 0,04. 132 = 6,35 gam

Xem đáp án và giải thích
Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?


Đáp án:

Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.

Xem đáp án và giải thích
Tại sao những kim loại như sắt, nhôm không có ở dạng đơn chất trong vỏ Trái Đất ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao những kim loại như sắt, nhôm không có ở dạng đơn chất trong vỏ Trái Đất ?


Đáp án:

Al, Fe là kim loại hoạt động hoá học mạnh nên chúng chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.

Xem đáp án và giải thích
Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)


Đáp án:

Tại catot: Cu2+: a mol; Na+: b mol;

Cu2+ (a) + 2e (2a) → Cu

Hết Cu2+: 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Tại anot: Cl-: b mol; SO2−4: a mol; H2O

2Cl- (b) → Cl2 + 2e (b)

Hết Cl-: 2H2O − 4e → 4H+ + O2

Vì dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng chứng tỏ ở catot Cu2+ hết trước Cl- ở anot, còn ở anot Cl- vẫn điện phân ⇒ 2a < b

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…