Cho 2 hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là:
Câu A. CH3OH và NH3 Đáp án đúng
Câu B. CH3OH và CH3NH2
Câu C. CH3NH2 và NH3
Câu D. C2H3OH và N2
- X và Y lần lượt là NH2CH2COOCH3 và CH2=CH–COONH4. NH2CH2COOCH3(X) + NaOH ® NH2CH2COONa + CH3OH(Z); CH2=CH-COONH4 (Y) + NaOH ® CH2=CH–COONa + NH3 (T) + H2O;
Tính khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Bảo toàn e: 6. nK2Cr2O7 = 1. nFeSO4
=> nK2Cr2O7 = 0,6/6 = 0,1 mol
=> mK2Cr2O7 = 0,1. 294 = 29,4 gam
Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch glucozo, glixerol, atanol, và lòng trắng trứng.
Chọn Cu(OH)2
Glucozo | Glixerol | Etanol | Lòng trắng trứng | |
Cu(OH)2 lắc nhẹ | Dd trong xuốt màu xanh lam | Không phản ứng (nhận ra etanol) | Màu tím (nhận ra lòng trắng trứng) | |
Cu(OH)2, to | Tủa đỏ gạch | Không đổi màu |
Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc).
a) Xác định tên hai kim loại kiềm và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm trên và khối lượng muối clorua thu được.
a) Đặt công thức chung cho 2 kim loại kiềm là M
M + H2O -> MOH + 0,5H2
nM = 2nH2 = [2.1,12]/22,4 = 0,1 mol
=> MM = 3,1/0,1 = 31 g/mol
Vậy hai kim loại kiềm liên tiếp là Na(23) và K(39)
Theo sơ đồ đường chéo:
Na 23 8
31
K 39 8
nNa = nK = 0,1/2 = 0,05 mol
%mNa = [0,05.23]/3,1 . 100% = 37,1%
⇒ %mK = 100 – 37,1 = 62,9%
b) Phản ứng trung hòa
MOH + HCl → MCl + H2O
nHCl = nMOH = 0,1 mol
⇒ VHCl 2M = 0,1/2 = 0,05 lít = 50 ml
Khối lượng muối: mMCl = 0,1.(M + 35,5) = 6,65 gam
Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển đổi sau:
Cu → CuS → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuCl2 → Cu.
Cu + S → CuS
3CuS + 14HNO3 → 3Cu(NO3)2 +3H2SO4 + 8NO + 4H2O
Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
CuCl2 → Cu +Cl2.
Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn sự biến đổi số oxi hóa của nguyến tố lưu huỳnh theo sơ đồ sau:
S + H2 -t0-> H2S
2H2S + O2 --t0--> 2S + 2H2O
S + O2 -t0-> SO2
SO2 + Br2 + 2H2O ---> 2HBr + H2SO4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/
xoso66Xoilac Tv