a) viết công thức cấu trúc các hidrocacbon sinh ra khi đehidro hóa butan với xúc tác ở nhiệt độ 500oC. b)Nêu ý nghĩa của phản ứng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Viết công thức cấu trúc các hidrocacbon sinh ra khi đehidro hóa butan với xúc tác ở nhiệt độ 500oC.

b) Nêu ý nghĩa của phản ứng trên.


Đáp án:

a) CH3-CH2-CH2-CH3→CH3-CH2-CH=CH2+H2

  CH3-CH2-CH2-CH3        ----------500oC-----→CH3-CH=CH=CH3+H2

b) Ý nghĩa : phản ứng trên dùng để điều chế anken.

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có những vật bằng sắt được tráng thiếc hoặc tráng kẽm. a. Giải thích tại sao thiếc và kẽm có thể bảo vệ được kim loại sắt. b. Nếu trên bề mặt của vật đó có những vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong. Hãy cho biết: - Có hiện tượng gì xảy ra khi để những vật đó trong không khí ẩm. - Trình bày cơ chế ăn mòn đối với những vật trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những vật bằng sắt được tráng thiếc hoặc tráng kẽm.

a. Giải thích tại sao thiếc và kẽm có thể bảo vệ được kim loại sắt.

b. Nếu trên bề mặt của vật đó có những vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong.

Hãy cho biết:

- Có hiện tượng gì xảy ra khi để những vật đó trong không khí ẩm.

- Trình bày cơ chế ăn mòn đối với những vật trên.


Đáp án:

a. Sn, Zn cách li Fe với môi trường nên bảo vệ được Fe.

b. Nếu bề mặt bị sây sát khi để trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

* Với cặp Fe - Sn: ăn mòn theo vết sây sát vào sâu bên trong

Cực âm là Fe: Fe → Fe2+ + 2e sau đó Fe2+ → Fe3+ + e

Cực dương là Sn: 2H2O + 2e → 2 OH- + H2

Sau đó Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

Fe3+ + 3 OH- → Fe(OH)3

Fe(OH)2. Fe(OH)3 → Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)

* Với cặp Fe - Zn: ăn mòn từ bên ngoài

Cực âm là Zn: Zn → Zn2+ + 2e

Cực dương là Fe: 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Kết quả là Zn bị ăn mòn.

Xem đáp án và giải thích
Đổi màu quỳ tím của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?

Đáp án:
  • Câu A. Etylamin.

  • Câu B. Anilin.

  • Câu C. Metylamin.

  • Câu D. Trimetylamin.

Xem đáp án và giải thích
Từ MgCO3 điều chế Mg. Từ CuS điều chế Cu. Từ K2SO4 điều chế K (các chất trung gian tùy ý chọn)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ MgCO3 điều chế Mg. Từ CuS điều chế Cu. Từ K2SO4 điều chế K (các chất trung gian tùy ý chọn)


Đáp án:

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O (1)

MgCl đpnc → Mg + Cl2 (2)

* Từ CuS → Cu

2CuS + 3O2 to → 2CuO + 2SO2 (1)

H2 + CuO to → Cu + H2O (2)

*Từ K2SO4 → K

K2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2KCl (1)

2KCl đpnc → 2K + Cl2 (2)

Xem đáp án và giải thích
Tại sao dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan


Đáp án:

Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là dung dịch bão hòa.

Xem đáp án và giải thích
Có những cấu hình electron sau đây: a) ls22s22p63s23p4; b) ls22s22p63s23p33d1; c) ls22s22p63s13p33d2. Hãy cho biết: - Cấu hình electron viết ở trên là của nguyên tử nguyên tố nào? - Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản? cấu hình electron nào ở trạng thái kích thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những cấu hình electron sau đây:

a) ls22s22p63s23p4;

b) ls22s22p63s23p33d1;

c) ls22s22p63s13p33d2.

Hãy cho biết:

- Cấu hình electron viết ở trên là của nguyên tử nguyên tố nào?

- Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản? cấu hình electron nào ở trạng thái kích thích?


Đáp án:

- Từ cấu hình electron suy ra tổng số electron ở cả 3 cấu hình a, b, c đều

bằng 16. Vậy Z bằng 16, nguyên tố là S.

- Cấu hình electron a) ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron b, c ở trạng thái kích thích.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…