A và B là hai đồng vị của nguyên tố X. Tổng số hạt trong A và B là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số hiệu nguyên tử X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

A và B là hai đồng vị của nguyên tố X. Tổng số hạt trong A và B là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số hiệu nguyên tử X là bao nhiêu?


Đáp án:

Vì A và B là 2 đồng vị nên có cùng số proton và số electron. Gọi số nơtron của A và B lần lượt là a và b.

Ta có tổng số hạt trong A và B là 4p + a + b = 50 (1)

Mặt khác: 4p - (a + b) = 14 (2)

Từ (1) và (2) ⇒ 8p = 64 ⇒ p = 8

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành). a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic. b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành).

a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.

b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.


Đáp án:

a) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dung dịch NH3 (đun nóng): Nhỏ vài giọt AgNO3 trong dung dịch NH3 lần lượt vào 2 ống nghiệm và đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng:

+ Chất nào tham gia phản ứng tạo sản phẩm có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozo

PTHH: C6H12O6 + Ag2O  --NH3--> C6H12O7 + 2Ag.

+ Chất còn lại không tác dụng là rượu etylic.

b) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Chọn thuốc thử là Na2CO3: Lần lượt nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiêmh

+ Ống nghiệm nào có phản ứng cho khí bay ra là CH3COOH

PTHH: 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

+ Chất còn lại không phản ứng là glucozơ

(Có thể dùng thuốc thử là quỳ tím, dung dịch chuyển màu làm quỳ tím thành đỏ là CH3COOH, chất còn lại không làm chuyển màu quỳ tím là glucozơ).

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X chứa 3 chất A, B, C đều là đồng đẳng của benzen (các khối lượng mol : MA < MB < Mc), trong đó A và C có số mol bằng nhau và cách nhau 2 chất trong dãy đồng đẳng. Để đốt cháy hoàn toàn 48,8 g hỗn hợp X cần dùng vừa hết 153,6 g 02. 1. Xác định công thức phân tử của A, B, C biết rằng chất B không có đồng phân là hợp chất thơm. 2. Hãy tính phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X chứa 3 chất A, B, C đều là đồng đẳng của benzen (các khối lượng mol : MA < MB < Mc), trong đó A và C có số mol bằng nhau và cách nhau 2 chất trong dãy đồng đẳng.

Để đốt cháy hoàn toàn 48,8 g hỗn hợp X cần dùng vừa hết 153,6 g 02.

1. Xác định công thức phân tử của A, B, C biết rằng chất B không có đồng phân là hợp chất thơm.

2. Hãy tính phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp X.





Đáp án:

1. Trong dãy đồng đẳng của benzen, chỉ có C6H6 và C7H8 là không có đồng phân là hợp chất thơm.

A và B ở trong dãy đó và MA < MB vậy A là C6H6 và B là C7H8.

Chất C cách chất A hai chất trong dãy đồng đẳng nghĩa là chất C phải hơn chất A ba nguyên tử cacbon. Công thức phân tử chất C là .

2. Giả sử trong 48,8 g hỗn hợp X có a mol A, b mol B và c mol C ; ta có :

78a + 92b + 120c = 48,8 (1)

a = c (2)

a                7,5a

b               9b

c                 12c

7,5a + 9b + 12c =  = 4,8 (3)

Giải hệ (1), (2), (3), tìm được a = c = 0,2 ; b = 0,1.

Từ đó tính được thành phần phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp X :

C6H6 : 31,9%;  : 18,9%;  : 49,2%




Xem đáp án và giải thích
Khối lượng chât rắn sau phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 22,02 gam muối HOOC-[CH2]2-CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 200 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là.

Đáp án:
  • Câu A. 34,74 gam

  • Câu B. 36,90 gam.

  • Câu C. 34,02 gam

  • Câu D. 39,06 gam

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích các hiện tượng sau: a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc. c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích các hiện tượng sau:

a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng

b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc.

c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên


Đáp án:

a) Khi bị dây HNO3 vào da, chỗ da đó có màu vàng là do phản ứng của protein chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.

b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (muối chì, thủy ngân...) sẽ bị ngộ độc do các protein trong cơ thể bị động tụ, mất đi hoạt tính sinh học

c) Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein tạo thành các mảng “riêu cua” là do tính chất không bền nhiệt của protein

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch các cặp chất sau: a. Na2CO3 + Ca(NO3)2 b. FeSO4 + NaOH (loãng) c. NaHCO3 + HCl d. NaHCO3+ NaOH e. K2CO3 + NaCl g. Pb(OH)2(r) + HNO3 h. Pb(OH)2(r) + NaOH i. CuSO4 + Na2S
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch các cặp chất sau:

a. Na2CO3 + Ca(NO3)2

b. FeSO4 + NaOH (loãng)

c. NaHCO3 + HCl

d. NaHCO3+ NaOH

e. K2CO3 + NaCl

g. Pb(OH)2(r) + HNO3

h. Pb(OH)2(r) + NaOH

i. CuSO4 + Na2S


Đáp án:

a. Na2CO3 + Ca(NO3)2 → 2NaNO3 + CaCO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3

b. FeSO4 + 2NaOH (loãng) → Fe(OH)2↓ + Na2SO4

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

c. NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

H+ + HCO3- → H2O + CO2

d. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

e. K2CO3 + NaCl Không có phản ứng

g. Pb(OH)2 (r) + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O

Pb(OH)2 (r) + 2H+ Pb2+ + 2H2O

h. Pb(OH)2 (r) + 2NaOH → Na2PbO2 + 2H2O

Pb(OH)2 (r) + 2OH- → PbO22- + 2H2O

i. CuSO4 + Na2S → CuS + Na2SO4

Cu2+ + S2- → CuS

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…