Cho 100 ml dung dịch H3PO4 vào 200 ml dung dịch NaOH 1,2M thì thu được dung dịch có chứa 19,98 gam chất tan. Nồng độ mol của dung dịch H3PO4 là bao nhiêu?
nNaOH = 0,2.1,2 = 0,24 mol
Gọi nồng độ H3PO4 là x
Nếu NaOH vừa đủ ⇒ nH2O sinh ra = 0,24 mol
⇒ muối là Na3PO4 0,08 mol ⇒ mchất tan = 0,08.164 = 13,12 gam < 19,98
Vậy NaOH hết, H3PO4 dư để tạo muối axit, tăng khối lượng chất tan
Bảo toàn khối lượng: mH3PO4 + mNaOH = mchất tan + mH2O
98.0,1x + 40.0,2 = 19,98 + 18.0,24 ⇒ x = 1,5 mol/l
Trong 0,5 mol khí oxi có bao nhiêu nguyên tử oxi ?
Số phân tử O2 có trong 0,5 mol khí oxi là:
A = n.N = 0,5.6.1023 = 3.1023 (phân tử)
→ Số nguyên tử oxi có trong 0,5 mol khí là 2.3.1023 = 6.1023 nguyên tử.
Hợp chất H có công thức MX2 trong đó M chiếm 140/3% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là gì?
Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt → ZM + 2.ZX = 58
Trong hạt nhân M có số notron nhiều hơn số hạt proton là 4 hạt → -ZM + NM = 4
Trong hạt nhân X, số notron bằng số proton → ZX = NX
MA = ZM + NM + 2.ZX + 2.NX = (ZM + 2.ZX ) + NM + 2NX= 58 + NM + 58 - ZM = 116 + NM- ZM
M chiếm 46,67% về khối lượng → ZM + NM = 7.(116 + NM - ZM)/15 → 22ZM + 8NM = 812
Ta có hệ
→ X là S.
Cấu hình electron của M là [Ar]3d64s2.
Nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp B (hiệu suất 100%). Hòa tan hết B bằng HCl dư được 2,24 lít khí (đktc), cũng lượng B này nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thấy còn 8,8g rắn C. Tính khối lượng Al và Fe2O3 trong A
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (1)
Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B gồm Al2O3, Fe, Al dư hoặc Fe2O3 dư
(Do cho B vào dung dịch NaOH không cho có khí thoát ra hay không nên chưa thể khẳng định được ngay chất dư)
Xét trường hợp 1: Fe2O3 dư; Chất rắn B gồm: Al2O3; Fe; Fe2O3 dư
Cho B vào HCl, chỉ có phản ứng của Fe với HCl sinh ra khí:
Fe (0,1) + 2HCl → FeCl2 + H2 (0,1 mol) (2)
→ nAl pư = nFe = 0,1 mol → mAl = 2,7 gam; nFe2O3 pư = 0,1: 2 = 0,05 mol
Cho B vào NaOH, chất rắn C gồm Fe2O3 dư và Fe: 0,1 mol
→ m(Fe2O3 dư) = 8,8 – 5,6 = 3,2 mol
mFe2O3 ban đầu = m(Fe2O3 dư) + mFe2O3 phản ứng = 3,2 + 0,05.160 = 11,2 gam.
Xét trường hợp 2: Al dư; chất rắn B gồm Al2O3; Al dư; Fe.
Cho B vào HCl thì có Al và Fe phản ứng với HCl sinh khí
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (3)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (4)
Cho B vào NaOH, có Al; Al2O3 phản ứng, chất rắn C là Fe
nFe = 0,16 > nkhí ở (3) và (4). Vậy trường hợp này không thỏa mãn.
Vậy A gồm Al 2,7 gam và Fe2O3 11,2 gam.
Một pentapeptit được tạo ra từ glyxin và alanin có phân tử khối 345 đvc. Số gốc glyxin và alanin trong chuỗi peptit trên là:
Câu A. 3 và 2
Câu B. 1 và 4
Câu C. 4 và 1
Câu D. 2 và 3.
Câu A. H2, Pt, F2.
Câu B. Zn, O2, F2.
Câu C. Hg, O2, HCl.
Câu D. Na, Br2, H2SO4 loãng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB