a) Hãy nêu phương pháp chung điều chế axit cacboxylic. b) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế axit axetic trong công nghiệp từ metanol, từ etilen và từ axetilen. Hiện nay người ta sử dụng phương pháp nào là chính, vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy nêu phương pháp chung điều chế axit cacboxylic.

b) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế axit axetic trong công nghiệp từ metanol, từ etilen và từ axetilen. Hiện nay người ta sử dụng phương pháp nào là chính, vì sao?

 

Đáp án:

a) Phương pháp chung để điều chế axit cacboxyl: oxi hóa anđehit, ancol bậc một, đồng đẳng các benzeen, anken … ngoài ra để điều chế axit có thêm một nguyên tử cacbon so với ban đầu, người ta dùng dẫn xuất halogen, chuyển hợp chất này thành nitrin rồi thủy phân hoặc hợp chất hữu cơ magic rồi cho tác dụng với CO2 và thủy phân.

b) Điều chế CH3COOH trong công nghiệp

CH3CH2OH    +  O2  ---men giấm, 25 - 30 độ C---> CH3COOH + H2O

2CH3CHO + O2  ---xt, t0---> 2CH3COOH

CH3OH + CO ---xt, t0--> CH3COOH

Phương pháp điều chế CH3COOH chính hiện nay là đi từ CH3OH và CO, các hóa chất này được điều chế từ CH4 có sẵn trong thiên nhiên và khí dầu mỏ.

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loại nhôm và kim loại sắt có những tính chất hóa học nào giống nhau và khác nhau ? Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kim loại nhôm và kim loại sắt có những tính chất hóa học nào giống nhau và khác nhau ? Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ.


Đáp án:

Những tính chất hoá học giống nhau : Nhôm, sắt có những tính chất hoá học của kim loại, như :

- Tác dụng với phi kim tạo oxit hoặc muối.

- Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng) giải phóng khí hiđro ; Nhưng không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.

- Tác dụng với dung dịch của một số muối.

Những tính chất hoá học khác nhau.

- Al tan trong dung dịch kiềm, Fe không tan trong dung dịch kiềm.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Al tác dụng với các chất tạo hợp chất trong đó Al có hoá trị duy nhất là III, Fe tác dụng với các chất tạo hợp chất trong đó Fe có hoá trị II, hoá trị III. (Các phương trình hoá học học sinh tự viết).

- Al là kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn Fe :

2Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3

Xem đáp án và giải thích
Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là gì?


Đáp án:

Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là  anđehit propionic.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là?


Đáp án:

nCu = 12,8/64 = 0,2 (mol)

Bỏa toàn electron: 2nSO2 = 2nCu

⇒ nSO2 = nCu = 0,2 (mol) ⇒ V = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Người ta luyện gang từ quặng Fe3O4 trong lò cao. a. Viết các phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra. b. Tính lượng quặng chứa 92,8% Fe3O4 để có 10,0 tấn gang chứa 4% C và một số tạp chất. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 87,5%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta luyện gang từ quặng Fe3O4 trong lò cao.

a. Viết các phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra.

b. Tính lượng quặng chứa 92,8% Fe3O4 để có 10,0 tấn gang chứa 4% C và một số tạp chất. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 87,5%.


Đáp án:

a)

Fe3O4 + CO --t0--> 3FeO + CO2

FeO + CO -t0-> Fe + CO2

b)

Phản ứng tổng hợp

Trong 10 tấn gang có 96% Fe có 9,6 tấn sắt

Theo pt : cứ 232 gam Fe3O4 tạo ra 3.56 = 168 gam Fe

Vậy để có 9,6 tấn Fe cần lượng Fe3O4 là : 9,6 x 232 : 168 = 13,257 tấn

Hiệu suất phản ứng là 87,5% nên lượng Fe3O4 cần lấy là :

13,257 x 100 : 87,5 = 15,151 tấn

Mà Fe3O4 chỉ chiếm 92,8% khối lượng quặng nên khối lượng quặng cần lấy là:

15,151 x 100 : 92,8 = 16,326 tấn

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch chứa 0,5 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn. Tính lượng kết tủa cuối cùng thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch chứa 0,5 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn. Tính lượng kết tủa cuối cùng thu được


Đáp án:

CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2màu vàng + 2NaCl   (1)

0,2 →    0,4 mol

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3   (2)

0,2 mol →                            0,2 mol

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O   (3)

0,1 mol ←   0,1 mol

nNaOH (1) = 2. nCrCl2 = 2. 0,2 = 0,4 mol

nNaOH (3) = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol

Theo (2): nCr(OH)3 = nCr(OH)2 = 0,2 mol

nCr(OH)3 còn lại sau phản ứng = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol

mkết tủa = 0,1. 103 = 10,3 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…