a) Hãy đưa ra một số thí dụ chất có mạng tinh thể nguyên tử, chất có mạng tinh thể phân tử. b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai loại tinh thể nói trên. Giải thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy đưa ra một số thí dụ chất có mạng tinh thể nguyên tử, chất có mạng tinh thể phân tử.

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai loại tinh thể nói trên. Giải thích?


Đáp án:

a) Chất có mạng tinh thể nguyên tử: kim cương. Chất có mạng tinh thể phân tử: ở nhiệt độ thấp thì có khí hiếm, O2, N2, ... kết tinh thành tinh thể phân tử.

b) Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn. Vì vậy, tinh thể nguyên tử đều bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi. Trong tinh thể phân tử, các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy mà tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

 a. Tìm các cặp công thức đúng của liti nitrua và nhóm nitrua: A. LiN3 và Al3N B. Li3N và AlN C. Li2N3 và Al2N3 D. Li3N2 và Al3N2 b. Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhóm nitrua khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ. Trong các phản ứng này nitơ là chất oxi hoá hay chất khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 a. Tìm các cặp công thức đúng của liti nitrua và nhóm nitrua:

A. LiN3 và Al3N

B. Li3N và AlN

C. Li2N3 và Al2N3

D. Li3N2 và Al3N2

b. Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhóm nitrua khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ. Trong các phản ứng này nitơ là chất oxi hoá hay chất khử?


Đáp án:

a. Đáp án B

Khi liên kết với kim loại nitơ dễ nhận thêm 3e (N có 5e lớp ngoài cùng nên có số oxi hoá -3 còn Li dễ nhường 1e và Al dễ nhường 3e nên lần lượt có số oxi hoá là +1 và +3)

b.

Ta thấy trong các phản ứng trên nitơ là chất oxi hoá vì:

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng?


Đáp án:

Phản ứng trùng hợp Phản ứng trùng ngưng
Định nghĩa Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monome) thành phân tử lớn (polime). Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H2O, ...).
Quá trình n Monome→ Polime n Monome→ Polime + các phân tử nhỏ khác
Sản phẩm Polime trùng hợp Polime trùng ngưng
Điều kiện của monome Có liên kết đôi hoặc vòng kém bền. Có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
Các kí hiệu sau cho chúng ta biết những điều gì? a) SKNO3 =31,6g; SKNO3(100oC) =246g; SCuSO4 = 20,7g; SCuSO4(100oC) =75,4g. b)SCO2(20oC,1atm) =1,73g; SCO2(60oC,1 atm) = 0,07g
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các kí hiệu sau cho chúng ta biết những điều gì?

a) SKNO3 =31,6g; SKNO3(100oC) =246g;

SCuSO4 = 20,7g; SCuSO4(100oC) =75,4g.

b)SCO2(20oC,1atm) =1,73g; SCO2(60oC,1 atm) = 0,07g


Đáp án:

Các kí hiệu cho biết:

a)- Độ tan của KNO3 ở 20oC là 31,6g, ở 100oC là 246g.

- Độ tan của CuSO4 ở 20°C là 20,7g, ở 100°C là 75,4g

b) Độ tan của khí CO2 ở 20oC 1atm là 1,73g ở 60oC 1atm là 0,07g.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 ống nghiệm đều chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexan vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như ở hình 6.5.(SGK) a) Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào ở hình 6.5? b) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 ống nghiệm đều chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexan vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như ở hình 6.5.(SGK)

a) Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào ở hình 6.5?

b) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng.


Đáp án:

a) Ống nghiệm thứ nhất chuyển thành ống nghiệm b vì hexan không tác dụng với KMnO4, không tan trong KMnO4 nên chúng tách thành hai lớp. Ống nghiệm thứ hai chuyển thành ống nghiệm c vì hex-1-en tác dụng với KMnO4, làm mất màu dung dịch KMnO4, tạo ra sản phẩm không tan, tách thành hai lớp.

b) 3CH3-(CH2)3-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O→3CH3-(CH2)3-CHOH-CH2(OH) + 2KOH + 2MnO2.

Xem đáp án và giải thích
Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic hai chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho a gam hỗn hợp E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Z và 4,928 lít hỗn hợp khí T gồm hai chất hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp (có tỉ khối hơi so với với H2 bằng 383/22). Cô cạn Z, thu được 20,34 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X có trong E là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic hai chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho a gam hỗn hợp E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Z và 4,928 lít hỗn hợp khí T gồm hai chất hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp (có tỉ khối hơi so với với H2 bằng 383/22). Cô cạn Z, thu được 20,34 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X có trong E là


Đáp án:

M ↑ = 34,82 => CH5N (0,16); C2H7N (0,06 mol)

Muối gồm A(COONa)2 (3e mol) và NH2-B-COONa (5e mol)

=> n↑ = 2.3e + 5e = 0,22 => e = 0,02 mol

mmuối = 0,06.(A + 134) + 0,1. (B + 83) = 20,34 => 3A + 5B = 200 => A = 0; B = 40 Muối gồm (COONa)2 (0,06); NH2-C3H4-COONa (0,1)

Kết hợp số mol 2 khí nên ta có:

X: CH3NH3OOC -COONH3C2H5 (0,06)

Y: NH2 - C3H4 - COONH3CH3 (0,1) => %mX = 45,36%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…