a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm? b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?

b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?


Đáp án:

a)- Căn cứ vào những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, người ta sắp xếp thành các dãy nguyên tố gọi là chu kì (trừ chu kì 1).

- Căn cứ vào cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau để sắp các nguyên tố thành nhóm.

b) Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (Trừ chu kì 1).

Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3.

Chu kì 1 có 2 nguyên tố.

Chu kì 2, 3 đều có 8 nguyên tố.

Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.

Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.

Chu kì 6 có 32 nguyên tố.

Chu kì 7 mới tìm thấy 32 nguyên tố.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Tính khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Tính khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X 


Đáp án:

Gọi 2 amin là A và B (với MA < MB)

Vì amin đơn chức , tăng giảm khối lượng ⇒ nHCl = (1,49 – 0,76)/36,5 = 0,02 mol

Do đó, nA = nB = 0,01 mol ⇒ 0,01.MA + 0,01.MB = 0,76 ⇒ MA + MB = 76

⇒ MA < 76/2 = 38 ⇒ MA= 31 (CH3NH2) ⇒ MB = 45 (CH3CH2NH2)

⇒ nCH3NH2 = 0,01. 31 = 0,31 g

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, có cùng công thức phân từ và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, có cùng công thức phân từ và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là?


Đáp án:

nCO2 = 0,32 mol; nH2O = 0,16 mol; nO2= 0,36 mol;

Bảo toàn O: 2nE + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⇒ nE = 0,04 mol ( CxHyO2)

0,04x = 0,32 ⇒ x = 8; 0,04y = 2. 0,16 ⇒ y = 8

CTPT: C8H8O2.

HCOOCH2C6H5; HCOOC6H4CH3; CH3COOC6H5; C6H5COOCH3

nX < nNaOH = 0,07 mol < 2nX

⇒ có 1 este của phenol: 0,07 – 0,04 = 0,03 mol

⇒ nH2O = 0,03 mol; nancol = 0,01 mol

Bảo toàn khối lượng: mancol = 0,04.136 + 2,8 – 6,62 – 0,03.18 = 1,08 gam

⇒ Mancol = 108 (C6H5CH2OH)

=> 2 este: HCOOCH2C6H5: 0,01 mol & CH3COOC6H5: 0,03 mol

=> HCOONa: 0,01 mol & CH3COONa: 0,03 mol

=> m = 3,14g

Xem đáp án và giải thích
Đien được phân loại như thế nào? Mỗi loại cho 1 ví dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đien được phân loại như thế nào? Mỗi loại cho 1 ví dụ.


Đáp án:

Tùy theo vị trí tương hỗ của hai nối đôi, người ta chia ankađien thành ba loại.

Ankađien có hai nối đôi ở cách nhau ít nhất hai nối đơn.

Ví dụ: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2: hexa-1,5-đien.

Ankađien có hai nối đôi liền nhau.

Ví dụ: CH2=C=CH2: propa-1,2-đien.

Ankađien có hai nối đôi cách nhau chỉ một nối đơn (ankađien liên hợp)

Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2: Buta-1,3-đien.

Xem đáp án và giải thích
Có ba ống nghiệm: Ống 1 đựng rượu etylic ống 2 đựng rượu 96o, ống 3 đựng nước. Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba ống nghiệm: Ống 1 đựng rượu etylic ống 2 đựng rượu 96o, ống 3 đựng nước. Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Ống 1: Rượu etylic tác dụng với Na

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2

Ống 2: Rượu 96o tác dụng với Na ⇒ gồm C2H5OH và H2O tác dụng với Na

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2

Ống 3: Nước tác dụng với Na

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

 

Xem đáp án và giải thích
Hiđrocacbon X ở thể lỏng có tỉ lệ phần trăm khối lượng H xấp xỉ 7,7%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức nào sau đây là công thức phân tử của X?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hiđrocacbon X ở thể lỏng có tỉ lệ phần trăm khối lượng H xấp xỉ 7,7%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức nào sau đây là công thức phân tử của X?


Đáp án:
  • Câu A. C7H8

  • Câu B. C8H10

  • Câu C. C6H6

  • Câu D. C8H8

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…